Mô hình “câu lạc bộ lao động giúp việc gia đình” là hoạt động xuyên suốt dự án trong 5 năm, các clb được xây dựng và triển khai tại 15 phưởng thuộc 3 quận (hai bà trưng, thanh xuân, cầu giấy)
Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, lực lượng lao động tham gia vào nền kinh tế phi chính thức chiếm một phần khá lớn trong lực lượng lao động. Họ là những người dân ở các địa phương trong cả nước lao động phổ thông làm việc trong hộ gia đình (giúp việc nhà) và lao động tự do trong xã hội như những người bán hàng rong, đồng nát, thu gom rác nhưng công việc không ổn định, quyền lợi ít được bảo vệ.
Với tỷ lệ đóng góp từ 30 - 60% vào tổng thu nhập quốc nội của lao động khu vực kinh tế phi chính thức, có thể thấy lực lượng lao động này đã có những đóng góp không nhỏ về mặt kinh tế đối với gia đình và xã hội. Đối với những người nghèo, dân di cư tự do, không bằng cấp, tay nghề thấp… thì việc được chấp nhận vào làm việc ở thị trường lao động phi chính thức là bước khởi đầu khả thi để họ có thể tạo thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên, hiện nay, đối tượng lao động này vẫn chưa được xã hội thừa nhận có những đóng góp về mặt kinh tế và xã hội, họ chưa được bình đẳng trong tiếp cận chính sách an sinh xã hội và việc làm bền vững.
Với mục tiêu thúc đẩy quyền của lao động khu vực phi chính thức, tạo cơ hội cho lao động trong khu vực này được bình đẳng như lao động các ngành nghề khác trong xã hội; đồng thời được sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Tổ chức Oxfam Bỉ, Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng phối hợp với Hội LHPN Hà Nội phối hợp thực hiện dự án “Hỗ trợ lao động giúp việc gia đình tiếp cận chính sách an sinh xã hội, lao động và việc làm” ( 2017 – 2021)
Mô hình “Câu lạc bộ lao động giúp việc gia đình” là hoạt động xuyên suốt dự án trong 5 năm, các CLB được xây dựng và triển khai tại 15 phưởng thuộc 3 quận (Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy). Câu lạc bộ là sân chơi bổ ích, môi trường lành mạnh để thu hút tập hợp lao động GVGĐ, người sử dụng lao động cùng tham gia; CLB còn là nơi cung cấp kiến thức pháp luật liên quan đến lao động GVGĐ, kiến thức kỹ năng nghề GVGĐ; là nơi người lao động được chia sẻ tâm tư nguyện vọng, sinh hoạt văn nghệ thể thao; và hơn tất cả, người lao động được trực tiếp trao đổi nguyện vọng, đề đạt quyền lợi chính đáng của mình với chính quyền địa phương và các bên liên quan.
Đến dự buổi lễ có
- Bà Nguyễn Kim Quý Phó ban Tổ chức- Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội
- Bà Nguyễn Hiền Phương Phó chủ tịch Hội LHPN Quận Hai Bà Trưng
- Bà Phạm Thị Bích Hợp Chủ tịch và BCH Hội LHPN phường Thanh Lương
- Bà Nguyễn Thị Huệ đại diện Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng
Tại buổi lễ còn có 25 lao động giúp việc gia đình hiện đang làm việc tại các gia đình trên địa bàn phường Thanh Lương, họ là những thành viên nòng cốt của CLB GVGĐ. Cũng trong buổi lễ, bà Phạm Thị Bích Hợp - chủ tịch Hội PN phường đã công bố Quyết định thành lập CLB và trao nhiệm vụ cho 5 thành viên Ban chủ nhiệm. Với sự tham gia đầy đủ của các thành viên CLB, các vị đại biểu, các tiết mục văn nghệ của Hội PN phường đã tạo không khí phấn khởi, hồ hởi cho một mô hình mới thu hút phụ nữ lao động di cư vào hoạt động xã hội; để bản thân họ tự ý thức trách nhiệm với quyền và nghĩa vụ của bản thân và họ được bình đẳng như những lao động khác trong xã hội.
Bình luận (0)
Loading...