Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) là tổ chức phi chính phủ, không lợi nhuận, được thành lập từ tháng 8 năm 2000, trực thuộc Viện Tư vấn phát triển nông thôn miền núi (CISDOMA). Từ tháng 12/2012 tách ra thành một tổ chức độc lập do Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội cấp phép
Tầm nhìn của chúng tôi:
Hướng tới sự công bằng và bình đẳng cho phụ nữ
Sứ mệnh của chúng tôi:
1. Hướng tới thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ; chung sức xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc nhằm xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;
2. Là cầu nối giữa cộng đồng và các nhà khoa học cũng như các nhà hoạch định chính sách, mang tiếng nói của người dân vào trong quá trình xây dựng pháp luật và chính sách thông qua phương pháp có sự tham gia.
Lĩnh vực hoạt động:
1. Nghiên cứu và thực hiện chương trình /dự án về bình đẳng giới; gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; bảo vệ quyền cho lao động di cư; xóa đói giảm nghèo; ứng phó với biến đổi khí hậu;
2. Tham gia vận động chính sách, mang tiếng nói của người dân vào quá trình xây dựng pháp luật và chính sách;
3. Đào tạo nâng cao năng lực cho lao động di cư và phụ nữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn và các nhóm yếu thế.
4. Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; quyền lao động và an sinh xã hội.
Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) là tổ chức phi chính phủ, không lợi nhuận, được thành lập từ tháng 8 năm 2000, trực thuộc Viện Tư vấn phát triển nông thôn miền núi (CISDOMA). Từ tháng 12/2012 tách ra thành một tổ chức độc lập do Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội cấp phép.
Giá trị cốt lõi của chúng tôi:
Nhân viên và cộng tác viên của GFCD đều có trình độ đại học, trên đại học, chuyên ngành giáo dục, xã hội, y tế,...và có năng lực nghiên cứu khoa học,kinh nghiệm triển khai các dự án tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.
Bên cạnh đó, GFCD có các nhóm cộng tác viên ở nhiều lĩnh vực chuyên môn theo đúng mục tiêu và lĩnh vực hoạt động: Giới-bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình; Quyền lao động; môi trường; y tế; giáo dục; Dân số/KHHGĐ-chăm sóc sức khỏe sinh sản...Tất cả đều là các nhà khoa học,chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, xây dựng tài liệu đào tạo, truyền thông - giáo dục và dày dạn trong chỉ đạo triển khai các dự án tại cộng đồng.
Giám đốc Trung tâm Với mong muốn được tự chủ, được thỏa nguyện những đam mê cháy bỏng… Đem lại niềm tin yêu cuộc sống, công bằng, bình đẳng cho những người phụ nữ vốn bị thiệt thòi trong xã hội; Và cùng với những người bạn tâm huyết – chúng tôi nỗ lực hết mình cho sự trưởng thành - bền vững của GFCD! Chủ tịch sáng lập Tiến sĩ Ngô Thị Ngọc Anh, nguyên Giám đốc GFCD, hiện là chủ tịch sáng lập GFCD. Với hơn 20 năm tham gia điều hành GFCD, Tiến sĩ Ngô Thị Ngọc Anh đã trở thành một thành viên quan trọng trong đội ngũ chuyên gia tư vấn của trung tâm, với tâm huyết nhiều năm với các dự án phát triển, tiến sĩ có nhiều kinh nghiệm và năng lực trong nghiên cứu, xây dựng bài giảng, giảng dạy về Gia đình và bình đẳng giới; phòng chống bạo lực gia đình/Bạo lực giới. Kế toán trưởng Tôi tốt nghiệp Học Viện Tài chính, chuyên ngành: Kế toán, tôi có hơn 15 kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn. Hiện tại tôi giữ chức vụ Kế toán trưởng tại Trung tâm Nghiên Cứu Giới Gia Đình và Phát Triển Cộng Đồng. Tôi tham gia làm việc tại GFCD với hy vọng đóng góp cho thành công và sự phát triển vững mạnh của trung tâm. Châm ngôn làm việc yêu thích của tôi là: “Hãy làm những việc bình thường bằng lòng say mê phi thường thành công sẽ đến với bạn.” Cán bộ chương trình Thu Phương với vai trò là cán bộ chương trình dự án về lao động di cư và phòng ngừa bạo lực giới cho học sinh tại trường học.Trước khi gia nhập GFCD Phương từng có 3 năm kinh nghiệp làm việc về các dự án nhỏ như định kiến giới trong truyền thông, bạo lực hẹn hò,quấy rối tình dục và tốt nghiệp chuyên ngành Giới và Phát triển tại Học viên Phụ nữ Việt Nam. Thực tập sinh chương trình Nguyên bắt đầu làm việc với vai trò thực tập sinh chương trình tại trung tâm từ tháng 7/2021. Nguyên theo học chương trình cử nhân ngành giới và phát triển tại Học viện Phụ nữ Việt Nam. Nguyên đã từng tham gia các hoạt động như tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tại các trường cấp hai và cấp ba tại Hà Nội, Quảng Trị.... Thực tập sinh chương trình Trương Văn Cường, bắt đầu làm việc với vai trò thực tập sinh cương trình tại trung tâm GFCD từ tháng 8/2021. Cường tốt nghiệp ngành giới và phát triển tại Học viện Phụ nữ Việt Nam. Cường tham gia nhiệt tình vào nhiều hoạt động của trường, của khoa tổ chức và đạt nhiều thành tích trong hoạt động tại trường và tại địa phương. Cộng tác viên Với kinh nghiệm hơn 20 năm làm báo, đã tích luỹ được những kiến thức, vốn sống, kỹ năng và trải nghiệm phong phú. Từ Thức tham gia cộng tác viên với GFCD với mong muốn chia sẻ, tư vấn, giải đáp và hỗ trợ mọi người những băn khoăn về mảng pháp luật, những khúc mắc, bối rối trong cuộc sống thường nhật. Từ Thức rất vui và sẽ nhiệt tình đồng hành cùng quý vị! Thực tập sinh chương trình "During my international work placement programme, I got an opportunity to work at the Research Centre for Gender, Family and Community Development. I witnessed that warm-hearted and hard-working people work there, and they kindly welcomed me into their team as well. I learned about the work of NGOs from a different perspective and was able to study concrete issues in Viet Nam at the moment. I will go back home with a more open mind and a bag full of new experiences which will drive my professional career forward". Trong chương trình thực tập của mình, tôi có cơ hội làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu về Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng. Tôi đã được làm việc cùng với những đồng nghiệp tốt bụng và chăm chỉ , họ đã rất cởi mở và hỗ trợ tôi trong công việc. Tôi đã tìm hiểu về công việc của các tổ chức phi chính phủ từ một góc độ khác và tôi đã có cơ hội để thực hiện nghiên cứu các vấn đề cụ thể ở Việt Nam hiện nay.Khi trở về Phần Lan tôi tin rằng với một tâm hồn cởi mở hơn và một hành trang đầy những trải nghiệm mới sẽ là động lực để tôi phát triển sự nghiệp của mình trong tương lai.Tiến sĩ Lê Văn Sơn
Tiến sĩ Ngô Thị Ngọc Anh
Cử nhân Nguyễn Thị Thu Hiền
Dương Thu Phương
Tráng Thị Nguyên
Trương Văn Cường
Thạc sỹ - Nhà báo Nguyễn Đức Thức (Bút danh Từ Thức)
Mari Pöllänen