Ấn phẩm

HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG – Câu chuyện về sự thay đổi

09/04/2021

Cuốn ký sự "Hành trình đi đến thành công" của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) được thực hiện năm 2015

Đây là một trong nhiều kết quả của dự án "Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2016 - 2020" với sự tài trợ của Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung Đông Nam Á, thực hiện tại hai tỉnh Hà Nam và Hòa Bình.

Cuốn ký sự ghi lại 16 câu chuyện về những thay đổi trong cuộc đời, những nỗ lực vượt khó vươn lên của những người phụ nữ nông dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nam), phụ nữ dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc (Hoà Bình), góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Xem thêm chi tiết, vui lòng xem file đính kèm.

LAO ĐỘNG DI CƯ - TIẾP CẬN AN SINH XÃ HỘI

09/04/2021

Tờ thông tin này bao gồm thông tin tóm lược về lao động di cư: 

- Việc làm, thu nhập và giảm nghèo 

- Bảo hiểm xã hội 

- Trợ giúp xã hội 

- Dịch vụ xã hội cơ bản 

- Khuyến nghị 

Được thực hiện với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Vương quốc Bỉ. Các ý kiến của Mạng Hành động vì lao động di cư Mnet không nhất thiết phản ánh quan điểm của Chính phủ Bỉ và không ràng buộc Chính phủ Bỉ trong bất kỳ trường hợp nào. 

SỔ TAY DÀNH CHO LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM

09/04/2021

Cuốn "Sổ tay dành cho lao động giúp việc gia đình" được tiếp thu nối bản, nhằm giúp người lao động có những hiểu biết về pháp luật, chính sách liên quan đến lao động giúp việc gia đình cùng những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp - ứng xử và kỹ năng tự bảo vệ trong công việc, trong cuộc sống. 

Cuốn sổ tay bao gồm 5 phần:

Phần 1: Một số quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến lao động giúp việc gia đình

Phần 2: Những công việc cần làm đối với lao động giúp việc gia đình

Phần 3: Kỹ năng tự bảo vệ

Phần 4: Kỹ năng ứng xử của lao động giúp việc gia đình với gia chủ

Phần 5: Các địa chỉ hỗ trợ.

BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH, NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH

09/04/2021

Báo cáo Rà soát pháp luật, chính sách, nghiên cứu quốc tế và Việt Nam liên quan đến lao động giúp việc gia đình của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng – GFCD (năm 2013). 

Nhóm tư vấn: Ths. Bùi Bích Hà, Ths. Lỗ Việt Phương, Ths. Nguyễn Thị Diệu Hồng.

Báo cáo này là kết quả của việc rà soát với mục đích tổng hợp những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong mối quan hệ lao động giúp việc gia đình (LĐGVGĐ) từ các nghiên cứu và mô hình thực tiễn về giúp việc gia đình ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong khu vực ASEAN. Báo cáo cũng đề xuất những khuyến nghị về chính sách cho LĐGVGĐ tại Việt Nam, nhằm góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như nâng cao vị thế, vai trò của loại hình lao động này.

Báo cáo gồm 4 phần chính:

Phần I: Mở đầu.

Phần II: Hệ thống pháp luật, chính sách của Việt Nam và quốc tế liên quan tới LĐGVGĐ.

Phần III: Tình hình về lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam và những vấn đề cần quan tâm.

Phần IV: Kết luận và khuyến nghị.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng xem file đính kèm.

BÁO CÁO TÓM TẮT TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY

09/04/2021

Báo cáo tóm tắt "Tổng quan tình hình lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay" (tháng 8/2013) của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD)

Báo cáo là bức tranh tổng thể về thực trạng, những bất cập và xu hướng phát triển của một loại hình lao động vốn đã tồn tại từ lâu trong xã hội Việt Nam - lao động giúp việc gia đình (LĐGVGĐ). Bên cạnh đó, những con số, những phân tích về thực tế cùng những luận cứ khoa học, kinh nghiệm quốc tế sẽ là tài liệu tham vấn các cơ quan có thẩm quyền, chia sẻ với những tổ chức xã hội quan tâm đến LĐGVGĐ để vận động chính sách, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong mối quan hệ lao động, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như nâng cao vị thế, vai trò của loại hình lao động này trong xã hội./.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng xem file đính kèm:

Đối tác của chúng tôi