Liên đoàn lao động giúp việc gia đình quốc tế (idwf)

Liên đoàn Lao động giúp việc gia đình quốc tế (IDWF) có 67 tổ chức thành viên từ 54 quốc gia với sự tham gia của 600.000 lao động giúp việc gia đình trên toàn thế giới.

Liên đoàn Lao động giúp việc gia đình quốc tế (IDWF) có 67 tổ chức thành viên từ 54 quốc gia với sự tham gia của 600.000 lao động giúp việc gia đình trên toàn thế giới. Các tổ chức thành viên của IDWF là các tổ chức dân chủ, có trách nhiệm giải trình với thành viên là  lao động giúp việc gia đình. ILO ước tính có khoảng 67 triệu lao động giúp việc gia đình với hơn 80% là phụ nữ. Họ chiếm lực lượng lao động lớn làm việc ở bên trong các cánh cửa đóng của nhiều hộ gia đình. Mặc dù gặp một số thách thức trong việc tổ chức lại, các thành viên của IDWF đã cho thấy lao động giúp việc gia đình có thể được tổ chức. Nếu được tổ chức và đoàn kết, Lao động giúp việc gia đình sẽ trở thành lực lượng hùng mạnh để vượt qua những khó khăn như bị bóc lột và lạm dụng mà họ đang gặp phải.

Ở Châu Á, IDWF có 14 tổ chức thành viên tại 12 quốc gia. Các tổ chức này đã thành công trong việc tập hợp lao động giúp việc gia đình vào các tổ chức, đặc biệt là trong việc xây dựng khả năng lãnh đạo và tổ chức của lao động giúp việc gia đình từ cấp cơ sở và cộng đồng.

Sau đây là ví dụ thành công trong việc tổ chức LĐGVGĐ ở Indonesia của Mạng vận động vì LĐGVGĐ quốc gia - Jala PRT. Họ có phương pháp tổ chức cộng đồng gọi là “Rap”. Đây là phương pháp có sự tham gia, có hệ thống và năng động, tạo điểu kiện cho lao động giúp việc gia đình trở thành những người tổ chức cộng đồng hay còn gọi là rappers. Phương pháp Rap giải quyết khó khăn về thời gian hạn hẹp, nơi ở và làm việc dàn trải và cách ly về mặt địa lý của lao động giúp việc gia đình. Chỉ cần gặp nhau trao đổi trong 15 phút ở địa bàn nào đó vào bất cứ thời gian nào khi có đủ người tổ chức cộng đồng (rappers) và người lao động giúp việc gia đình.

Phương pháp RAP gồm 6 bước:

1. Giới thiệu. Người tổ chức giới thiệu bản thân và tổ chức của mình cũng như mục đích của tổ chức. Phần giới thiệu phải ngắn gọn, rõ ràng với ngôn ngữ đơn giản. Lý tưởng nhất ở giai đoạn này, người tổ chức lấy được lòng tin của nhóm lao động giúp việc gia đình đích.

2. Tìm hiểu vấn đề. Người tổ chức phải tìm hiểu vấn đề mà nhóm lao động giúp việc gia đình đích gặp phải, chứ không tự trình bày danh sách một loạt các vấn đề chung của lao động giúp việc gia đình. Đây là bước đầu tiên trong việc nâng cao nhận thức về điều kiện của lao động giúp việc gia đình. Nó cho phép Người tổ chức thu thập những thông tin bổ ích để sử dụng sau này nhằm thuyết phục người lao động tham gia vào tổ chức (bước 3 và 4). Điều quan trọng là lao động giúp việc gia đình cảm thấy yên tâm trong khi trao đổi, nên Người tổ chức phải đặt các câu hỏi mở, tránh gợi ý câu trả lời. Mục đích là để lao động giúp việc gia đình nói về điều kiện làm việc và các vấn đề mà họ gặp phải liên quan đến điều kiện làm việc, tiền lương, thời giờ làm việc hàng ngày, thời giờ nghỉ ngơi, thanh toán, nghỉ lễ được trả lương và bảo hiểm xã hội.

3. Tăng cường nhận thức về trách nhiệm. Người tổ chức phải sử dụng thông tin thu thập được trong bước 2 để trao đổi về nguyên nhân của các vấn đề mà người lao động gặp phải. Người tổ chức cần phải xác định ai là người chịu trách nhiệm và tại sao. Người tổ chức nhấn mạnh các vấn đề mà lao động giúp việc gia đình gặp phải không chỉ liên quan đến mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và lao động giúp việc gia đình và liên hệ với thông tin nhận được về quyền của lao động giúp việc gia đình, nâng cao nhận thức của họ về các yếu tố liên quan đến việc làm bền vững, không có pháp luật lao động và tổ chức đại diện. Tổ chức đại diện sẽ vận động hiệu quả hơn cho việc bảo vệ lao động giúp việc gia đình và lợi ích của họ. Bước này tạo cơ hội cho cả Người tổ chức và LĐGVGĐ tìm hiểu và hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến nghề GVGĐ, trước hết xác định các vấn đề, sau đó trao đổi ai hay điều gì chịu trách nhiệm với họ.

4. Tầm nhìn/Ước mơ. Sau khi nêu lên một số yếu tố về nhận thức, cuộc trò chuyện chuyển sang nói về những ước mơ và mong đợi của lao động giúp việc gia đình trong tương lai. Người tổ chức cần khuyến khích lao động giúp việc gia đình trao đổi những biện pháp nhằm đạt được những mong đợi và ước mơ này và sau đó trao đổi cách làm để đạt được ước mơ có thể bằng nỗ lực cá nhân hoặc phối hợp với những lao động khác. Tiếp theo, Người tổ chức mô tả tổ chức đại diện, như là tập thể của người lao động giúp việc gia đình, và tổ chức này có cùng vấn đề và ước mơ, có thể giúp họ đạt được những mục đích đó.

Người tổ chức sau đó nói về những điều mà tổ chức đại diện sẽ làm cho thành viên của mình và những lợi ích của việc tham gia vào tổ chức. Bước này tạo điều kiện trình bày các hoạt động và tầm nhìn của tổ chức, giới thiệu việc tổ chức sẽ giúp tăng cường năng lực cho lao động giúp việc gia đình thế nào để họ có thể vận động cho lợi ích của họ với các biện pháp khác nhau như các hoạt động trong trường học, tìm hiểu về quyền và cách thương lượng với người sử dụng lao động và tìm sự ủng hộ và hỗ trợ để xử lý các trường hợp bất lợi cho họ.

5. Mời tham gia. Người tổ chức mời người lao động giúp việc gia đình tham gia vào tổ chức này và tham dự một cuộc họp. Nếu họ trả lời đồng ý, Người tổ chức ghi tên và số điện thoại hoặc đưa cho họ mẫu đăng ký tham gia có ký tên. Nếu câu trả lời là không, Người tổ chức nhắc lại bước 3, giải thích tầm quan trọng của việc tham gia vào tổ chức. Nếu người lao động vẫn không muốn tham gia thì điều quan trọng là không nên gây áp lực quá mức cho họ. Người tổ chức xin thông tin liên lạc của họ và tiếp cận họ trong những lần khác, nhắc lại phương pháp RAP từ bước thứ 3.

6. Khuyến khích lao động giúp việc gia đình hành động. Nếu người lao động giúp việc gia đình mong muốn tham gia, thì Người tổ chức khuyến khích họ tham gia các cuộc họp sau đó và mời thêm những người khác, bạn bè cùng đến tham gia.

Sau 6 bước này, những người tổ chức sẽ giải thích cho lao động giúp việc gia đình lợi ích của việc tham gia vào tổ chức. Mạng vận động vì LĐGVGĐ quốc gia Jala PRT có các trường đào tạo lao động giúp việc gia đình và thường tổ chức các cuộc hội thảo và các cuộc trao đổi về tăng cường nhận thức đối với các vấn đề của lao động giúp việc gia đình, công tác vận động và tầm quan trọng của việc thành lập các hiệp hội. Các cuộc họp về giám sát và đánh giá được tổ chức cho những người tổ chức để trao đổi những thách thức trong quá trình tổ chức RAP và tìm ra các giải pháp. Tất cả những buổi họp này giúp cho những người tổ chức trao đổi với lao động hiệu quả hơn và có khả năng đáp ứng những mối quan tâm và trả lời các câu hỏi của người lao động và tạo điều kiện cho người lao động hiểu tầm quan trọng của hành động tập thể.

Mỗi người tổ chức được giao một khung thời gian và số lượng thành viên mới cụ thể sẽ được tổ chức. Tiến độ của họ sẽ được giám sát và đánh giá. Khi 10 thành viên tích cực được tổ chức lại, sẽ thành lập một nhóm 10 người. Những người lãnh đạo có kinh nghiệm sẽ trở thành những nhà lãnh đạo ở cấp cộng đồng của Hội lao động giúp việc gia đình. Lãnh đạo hội sẽ phối hợp các nhóm lao động này.

Jala PRT có 8 Hiệp hội lao động giúp việc gia đình. Tám hội này có số lượng thành viên tăng từ 2.603 (60% trong số này đóng hội phí) năm 2017 lên 7.632 người (50% đóng hội phí) tháng 1,  2019. Số lượng thành viên và năng lực lãnh đạo tăng lên đáng kể.

IDWF đã tư liệu hóa phương pháp RAP và kinh nghiệm tổ chức của Jala PRT trong một ấn phẩm mang tên “Việc làm bền vững cho Lao động giúp việc gia đình – 8 Kinh nghiệm hay từ Châu Á”, cùng với những kinh nghiệm của Nêpan, Philipin, Hàn quốc và Hồng Kong.

Có thể tải tài liệu này từ trang web của IDWF: http://www.idwfed.org

Thông tin này có hữu ích đối với bạn không? Có (0) Không (0)

Bình luận (0)

Loading...

Bài viết tương tự

Đối tác của chúng tôi