Hội thảo “xây dựng chiến lược và lập kế hoạch của nhóm làm việc về quyền lao động”

Mục tiêu của hội thảo là kết nối, xây dựng chiến lược trung hạn và dài hạn, lập kế hoạch hoạt động cũng như xác định vai trò của các bên liên quan.

Với sáng kiến nhằm kết nối các tổ chức, cá nhân làm việc về quyền lao động, gia tăng tiếng nói và tầm ảnh hưởng của các tổ chức xã hội Việt Nam trong vận động chính sách cho người lao động, Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) - thành viên của mạng Hành động vì lao động di cư Mnet  tổ chức hội thảo“Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch của nhóm làm việc về quyền lao động”.

Sau hơn 5 năm thực hiện Bộ Luật lao động 2012, Việt Nam đang tiến hành quá trình sửa đổi bộ luật quan trọng này, hướng tới đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực lao động, đồng bộ hóa hệ thống pháp luật, nâng cao vị thế của công đoàn cũng như đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tiến trình này là cơ hội cho các tổ chức xã hội ở Việt Nam đóng góp ý kiến với góc nhìn khách quan và toàn diện. Nhận thấy mạng lưới các tổ chức, cá nhân làm việc về lao động không nhiều và còn thiếu sự liên kết, Hội thảo “Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch của nhóm làm việc về quyền lao động” được tổ chức với mục tiêu kết nối, xây dựng chiến lược trung hạn và dài hạn, lập kế hoạch hoạt động cũng như xác định vai trò của các bên liên quan.

Tại Hội thảo, các chuyên gia tư vấn nêu các vấn đề mà công nhân trong ngành may măc và điện tử gặp phải: Lao động di cư chiếm hơn 50% lực lượng lao động ở thành thị, hầu hết họ đang làm việc tại các nhà máy sử dụng nhiều lao động như may mặc, giày dép và điện tử. Công nhân trong ngành may mặc và điện tử gặp nhiều vấn đề về điều kiện làm việc và phúc lợi xã hội, trong khi 54% lao động cho rằng tiền công không tương ứng với sức lao động họ bỏ ra (Tổng Liên đoàn lao động, 2017).

Một số vấn đề thường gặp

Công nhân ngành may mặc

Công nhân ngành điện tử

- Không tái ký hợp đông lao động đối với công nhân đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

- Không giải quyết cho công nhân xin thôi việc

- Làm ngoài giờ không được chấm công & trả lương (“Giãn ca”)

- Không tổ chức huấn luyện về an toàn-vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy,... nhưng có Giấy chứng nhận/ chứng từ.

   - Tuổi lao động (từ 18~20)

   - Sàng lọc thai sản

   - Làm việc 3 ca → đồng hồ sinh học

   - Tư thế làm việc (đứng, soi kính hiển vi…)

   - Hạn chế đi vệ sinh, uống nước

 

Hội thảo có sự tham dự của các tổ chức, cá nhân, đại diện các mạng lưới tại Việt Nam làm về quyền lao động như Oxfam Việt Nam, Fair Wear Foudation, Quỹ Friedrich-Ebert-Stiftung Việt Nam, Mạng Hành động vì lao động di cư Mnet, Trung tâm trợ giúp pháp lý - Công đoàn Đồng Nai, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng (LIGHT), Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD), Trung tâm  nghiên cứu - tư vấn công tác xã hội và phát triển cộng đồng (SDRC)… Trong quá trình hội thảo, nhóm làm việc đã chia sẻ nhiều thông tin và các hoạt động liên quan tới lĩnh vực lao động, xác định 4 nhóm vấn đề chính cần được quan tâm trong thời gian tới:

1. Tổ chức đại diện của người lao động

2. Hợp đồng lao động và các vấn đề liên quan

3. Giải quyết tranh chấp lao động

4. Văn hóa doanh nghiệp

Các thành viên tham dự hội thảo bày tỏ nguyện vọng tiếp tục kết nối, phối hợp tổ chức các hoạt động vận động chính sách, hướng tới Việt Nam thực thi các cam kết về quyền lao động của Quốc tế và người lao động có cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn.

Thông tin này có hữu ích đối với bạn không? Có (0) Không (0)

Bình luận (0)

Loading...

Bài viết tương tự

Đối tác của chúng tôi