Chính sách phúc lợi-công đoàn thu gom rác (kkpkp)

KKPKP được đăng ký là công đoàn của những lao động thu gom rác năm 1993. Đây là kết quả tất yếu sau cuộc đấu tranh của những lao động thu gom rác được tổ chức lại chống lại một doanh nghiệp tư nhân muốn bước vào ngành thu gom rác ở thành phố Pune

KKPKP được đăng ký là công đoàn của những lao động thu gom rác năm 1993. Đây là kết quả tất yếu sau cuộc đấu tranh của những lao động thu gom rác được tổ chức lại chống lại một doanh nghiệp tư nhân muốn bước vào ngành thu gom rác ở thành phố Pune. Đây là bước ngoặt khảng định người phụ nữ là công nhân.

Lao động thu gom rác ở Pune là người di cư  đến từ vùng nông thôn Maharashtra do nạn hạn hán nghiêm trọng năm 1972. Đa số họ là phụ nữ Dalit (được coi là tầng lớp thấp nhất trong hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ)là người nhặt phế liệu từ những thùng rác ven đường. Trước khi được tổ chức lại, họ thường bị cảnh sát xua đuổi vì cho rằng họ là trộm cắp, cán bộ bảo tồn đô đòi họ phải đút lót để được nhặt rác, người dân coi họ là nguyên nhân gây lộn xộn trên đường phố vì họ thường phân loại những phế liệu tái chế nhặt được ở ven đường, những người buôn bán phế liệu tùy tiện giảm giá phế liệu mà những người phụ nữ nhặt được mang bán cho rằng chúng dơ bẩn và ẩm ướt, những người chồng luôn đặt câu hỏi về sự chung thủy của họ v.v. Đây chỉ là một số của rất nhiều mối quan tâm trong quá trình hình thành tổ chức đại diện của họ.

Tháng 5, 1993, Hội nghị thu gom rác toàn thành phổ được tổ chức để những người thu gom rác nói lên vấn đề của họ. Khẩu hiệu “Rác thải là của chúng tôi chứ không phải là của bố ai” trở thành khẩu hiệu đoàn kết tại hội nghị.

Việc thành lập Công đoàn đã làm cho người nhặt rác lần đầu tiên được xác định là người lao động. Hội đồng thành phố địa phương đã cấp chứng minh thư cho họ. Đối với những người trước đây không được tham gia phương tiện giao thông công cộng vì họ có mùi hôi của rác, được một cơ quan chính quyền địa phương xác định là đã làm cho người nhặt rác lần đầu tiên được xác định là người lao động có ý nghĩa rất lớn với họ. Quá trình này sớm dẫn đến những luận cứ dưới đây:

  1. Lao động và công việc của người nhặt rác mang lại lợi ích cho nhiều người, và điều quan trọng hơn là chính quyền địa phương cần phải giải quyết vấn đề chất thải. Người nhặt rác chuyển một số lượng đáng kể chất thải từ bãi rác vào ngành công nghiệp tái chế.
  2. Nhặt rác mang theo một loạt mối nguy hiểm về sức khỏe nghề nghiệp. Đứt tay, đứt chân, tiếp xúc với chất thải và băng vệ sinh bẩn và điều kiện làm việc nói chung ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người nhặt rác.
  3. Vì công việc của những người thu nhặt rác góp phần giải quyết chất thải cho chính quyền địa phương, chính quyền có trách nhiệm nhất định đối với người thu nhặt rác.
  4. Người thu gom phế liệu là một phần trong giải pháp quản lý rác thải rắn của thành phố, chứ không phải là vấn đề.

Năm 2002, Công đoàn đã vận động và đạt được chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế - Chính sách Jan Arogya Bima, bảo hiểm cho chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện của người thu nhặt rác lên đến 5000 Rupi.

Về vấn đề này, việc hình thành tổ chức của người thu nhặt rác, được cấp giấy chứng nhận và nhận được một số quyền lợi từ Hội đồng thành phố có thể được coi là hành động tiến tới chính thức hóa trên phạm vi mà ở tột cùng hai phía là lao động chính thức - những công nhân chức, và lao động phi chính thức - những người làm việc bên ngoài bộ máy nhà nước vì bản chất của chính công việc mà họ làm.

Năm 2008, Công đoàn ký Bản ghi nhớ với Hội đồng thành phố Pune – PMC (Ban đô thị địa phương của PMC -ULB) dẫn đến việc chính thức hóa việc thu gom và xử lý chất thải rắn (SWaCH) và được coi là quan hệ đối tác công tư vì người nghèo. SWaCH là mô hình mang lại lợi ích cho tất cả các bên, người làm dịch vụ thu gom rác từ các hộ gia đình, Hội đồng thành phố và chính những người thu nhặt rác. Trong bản đầu tiên, Bản khi nhớ  yêu cầu Hội đồng thành phố có trách nhiệm đối với phúc lợi xã hội của tất cả thành viên SWaCH 700 Rupi/người/năm. Trong khi PMC không giữ đúng lời hứa trong thời gian thực hiện Bản ghi nhớ, thì họ buộc phải trả  65,00,000 Rupi (91,614.25 USD) cho phúc lợi của lao động thu gom rác.  

Tuy nhiên, trong quá trình SWaCH hoạt động, có một số người nhặt rác ở bên ngoài vẫn đang phải lang thang đây đó trên đường phố để thu lượm ít rác thải còn lại. Yêu cầu tiếp theo của Công đoàn là dù người thu nhặt rác là thành viên của SWaCH hay không, công việc của họ cũng góp phần chuyển một lượng rác thải sang ngành tái chế vì vậy họ cũng góp phần vào công tác quản lý rác thải rắn của PMC. Trong lần gặp thứ 2 của SWaCH, lúc này cuộc bầu cử trung ương đang đến gần, Công đoàn đã đề nghị gói phúc lợi toàn diện cho người thu gom rác. Gói phúc lợi được đề xuất bao gồm chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ,  quyền lợi y tế, đóng góp của nhà nước vào lương hưu cho từng người lao động và vào giáo dục cho con cái họ. Chúng tôi lấy các chương trình đang có của PMC dành cho cán bộ nhân viên và cho người nghèo, điều chỉnh một số điểm để người thu gom rác tiếp cận dễ dàng hơn, tiêu chí thực hiện những chương trình này cũng linh hoạt hơn. Cho đến nay, PMC đã dành ngân sách 2,73,55,000 Rupi (385,555.05 USD) cho phúc lợi xã hội và bảo hiểm xã hội cho lao động thu gom rác. Một trong những lý do của  việc này là vì còn rất nhiều người  trong danh sách sống Dưới mức nghèo vẫn đang tồn tại ở nhiều cấp hành chính khác nhau, khá nhiều người thu nhặt rác nằm trong số đó. Vì vậy một loại nghề nghiệp được xác định là lao động thu gom rác đã được xây dựng.

KKPKP luôn khái niệm hóa và hoạt động với ý tưởng là nhà nước, thuộc tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, đều có trách nhiệm cơ bản với việc làm của công dân. Việc đấu tranh để người thu gom rác được công nhận là công nhân lao động đã kết thúc và trên hết đã đạt được phân bổ khoản ngân sách đặc biệt cho họ. Việc này giúp các nhóm ngành nghề đặc biệt khác không chỉ đòi dành khoản ngân sách đặc biệt cho họ, mà đòi khoản ngân sách lớn hơn cho mọi công dân. Với chiến lược này chúng tôi đã thúc đẩy quá trình tổ chức và vận động. Hơn nữa,  công tác công đoàn cũng mang lại lợi ích cho số đông người nghèo thành thị vì các chương trình hỗ trợ cho mọi công dân dễ được ủng hộ và tiếp cận hơn.

Trao đổi xung quanh việc chính thức hóa, đặc biệt là trong ngành quản lý chất thải rắn, hàm ý của việc coi lao động và công việc phi chính thức và chính thức như một nhị phân là điều cực đoan. Việc thúc đẩy chính thức hóa dẫn đến chi phí thêm cho nhà nước, đổi lại có nghĩa là giảm lao động, chủ yếu thông qua cơ giới hóa một số phần của quy trình thu gom rác. Một ví dụ là thí điểm PCMC trong đó Bam đô thị địa phương ký hợp đồng về hệ thống thu gom rác với nhà thầu tư nhân trong đó đảm bảo rằng những người thu gom rác hiện tại được vào làm việc trong hệ thống và được ưu tiên đầu tiên. Do công việc được trả trên cơ sở thù lao, Công đoàn đại diện cho công nhân gửi yêu sách đòi trả lương tối thiểu đến tòa án địa phương. Khi vụ án tiếp tục bị kẹt trong thủ tục pháp lý, PCMC đồng ý trả lương tối thiểu cho lao động thu gom rác, bao gồm quỹ tiết kiệm, trợ cấp nhà ở và trợ cấp thuê nhà và bảo hiểm nhà nước dành cho nhân viên. Hệ thống này trông có vẻ tốt cả về phương diện trả lương và an sinh xã hội, nhưng lại có một bên tham gia đó là các nhà thầu tư nhân mà lợi ích của họ nằm trong lợi nhuận họ có được từ việc  bòn rút sức lao động của người thu gom rác. Chu kỳ bóc lột này bắt đầu từ đây nghĩa là không được tiếp cận với  phiếu lương, không được nghỉ ngày nào trong tuần, không được trả tiền làm ngoài giờ v.v. Nếu không được tổ chức lại, người lao động sẽ không có cơ hội có bất cứ khả năng thương lượng nào với các nhà thầu này.

PMC và PCMC là hai mô hình khác nhau của việc chính thức hóa lao động thu gom rác trong quản lý rác thải. Mô hình PMC là đối tác 3 bên giữa hợp tác xã, người sử dụng dịch vụ và cơ quan chức năng thành phố. Các điều khoản của thỏa thuận cung cấp dịch vụ quản lý chất thải từ đầu đến cuối trên cơ sở thu hồi chi phí được quy định trong một bản ghi nhớ giữa hợp tác xã và cơ quan chức năng thành phố. Mô hình này được đặt trong khuôn khổ chịu trách nhiệm trực tiếp giữa người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ; nhà nước bảo vệ sinh kế của người lao động và cung cấp một số phúc lợi xã hội cho người lao động và thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải chi trả trong bối cảnh rộng hơn của quản lý nguồn lực đô thị bền vững. Mô hình PMC mặt khác được đưa vào khuôn khổ quan hệ trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động có hợp đồng lao động. Người lao động chịu cả lỗ và lãi trong cả hai mô hình, tùy thuộc vào cách đánh giá theo quan điểm nào. Từ lăng kính của chính thức hóa, mô hình PCMC có vẻ là chính thức hơn vì lao động thu gom rác có tên trong danh sách lương của Cơ quan địa phương, khác với SWaCH họ được trả từ việc đóng phí của những người dân sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, lao động thu gom rác có khả năng thương lượng cao hơn với người dân mà họ phục vụ, họ hình thành mối quan hệ với người dân và có tiềm năng hợp tác giữa hai bên. Mặt khác mô hình nhà thầu thu gom rác thường mâu thuẫn vì lợi nhuận của nhà thầu phụ thuộc vào việc khai thác giá trị từ sức lao động của người lao động.

Cho đến nay, khi chưa có luật cấp trung ương thực thi cụ thể liên quan đến người thu gom rác, như quyền đối với rác thải hay quyền đối với phúc lợi xã hội, chúng tôi nghĩ một luật như vậy không quá quan trọng. Người dân Ấn độ đã trải nghiệm thời kỳ hậu 2000 với việc hàng loạt luật dựa trên quyền ra đời tốn rất nhiều sức lực và thời gian xây dựng nhưng chưa nhất thiết được thực hiện. Trong khi đó, không gian đòi quyền lợi từ chính quyền địa phương rộng hơn rất nhiều và nếu có tổ chức hiệu quả, thì việc tiếp cận với những quyền lợi này dễ dàng hơn.

Thông tin này có hữu ích đối với bạn không? Có (0) Không (0)

Bình luận (0)

Loading...

Bài viết tương tự

Đối tác của chúng tôi