Những vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:

  • Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
  • Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
  • Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
  • Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
  • Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
  • Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.

Các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 9/5/1992 và đã thông qua Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc. Công ước này đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững.

Dự báo mới nhất về thời tiết toàn cầu trong 2012

Ngày 26/6, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã công bố dự báo mới nhất về thời tiết toàn cầu cho biết các điều kiện trung tính, không El Nino và cũng không La Nina, đã thắng thế sau khi hiện tượng khí hậu La Nina năm 2011-2012 đã kết thúc vào tháng 4/2012. Dự báo này dựa trên cơ sở các dữ liệu được thu thập từ các trung tâm dự báo thời tiết và các chuyên gia thời tiết trên khắp thế giới. Đây là nguồn thông tin có thẩm quyền nhất và đáng tin cậy nhất về các hiện tượng có tác động đến khí hậu và thời tiết toàn cầu, cũng như sinh mạng của hàng tỷ người trên hành tinh.

Các nguồn tri thức khoa học về các hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina đã trở thành công cụ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách thúc đẩy chương trình hành động giảm nguy cơ thảm họa, quản lý nguồn nước, sản xuất nông nghiệp và y tế.

WMO nhấn mạnh rằng nguy cơ tiềm tàng xuất hiện các hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina hiện vẫn không rõ ràng vào thời điểm hiện nay. Có thể khẳng định thời tiết toàn cầu khó có thể xuất hiện trở lại hiện tượng La Nina và khả năng xuất hiện hiện tượng El Nino cũng rất mong manh trong thời gian từ tháng Bảy đến tháng 9/2012.

Dựa trên các dữ liệu về nhiệt độ tăng của lớp nước bề mặt khu vực nhiệt đới của Thái Bình Dương, WMO dự báo rằng hầu hết các mô hình dự báo thời tiết đều cho rằng tuy khả năng xảy ra rất ít nhưng hiện tượng El Nino có thể xuất hiện trong thời gian từ tháng Bảy đến tháng 9/2012 và có thể kéo dài đến cuối năm 2012 với cường độ yếu. Tuy nhiên, WMO cho rằng cường độ của hiện tượng El Nino này cần phải được theo dõi và chưa thể lượng định chính xác vào thời điểm hiện nay.

Các hiện tượng El Nino gần đây đã gây hạn hán nghiêm trọng ở Australia, Indonesia, nhiều khu vực ở Đông Nam của khu vực Nam Mỹ, mưa lớn gây lũ lớn ở nhiều nước Đông Nam Á và Trung Mỹ.

Thông tin này có hữu ích đối với bạn không? Có (0) Không (0)

Bình luận (0)

Loading...

Bài viết tương tự

Đối tác của chúng tôi