Ngày 10 tháng 11 năm 2017, tại Hanoi Club, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD) và Cục Quản lý Quan hệ lao động và Tiền lương – Bộ Lao đông Thương binh và xã hội tổ chức Hội thảo “Tham vấn về hợp đồng tiêu chuẩn đối với lao động giúp việc gia đình”
Trong gần 20 năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, chất lượng cuộc sống của các gia đình Việt Nam được nâng cao rõ rệt. Trong những đóng góp cho sự phát triển đó có vai trò không nhỏ của lực lượng lao động giúp việc gia đình. Giúp việc gia đình đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giải phóng một nhóm phụ nữ tham gia công việc ngoài xã hội với cường độ cao khỏi gánh nặng công việc gia đình, có nhiều thời gian hơn dành cho nghiên cứu khoa học, kinh doanh, học hành, nghỉ ngơi, giải trí.... Bên cạnh đó, GVGĐ còn mang lại thu nhập tương đối ổn định cho nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ ở nông thôn có trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp ổn định (mức lương bình quân của LĐGVGĐ năm 2017, từ 3,5 tr - 6 triệu đồng/tháng)…chính vì vậy mà nhu cầu của xã hội đối với loại hình lao động này ngày càng cao.
Chính phủ Việt Nam đã đưa LĐGVGĐ vào đối tượng điều chỉnh trong qui định pháp luật (Bộ Luật Lao động, 2012, tại Chương XI, Mục 5. Lao động là người giúp việc gia đình, từ Điều 179 – Điều 183 và cụ thể hóa trong Nghị định số 27/2014/NĐ-CP và Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH, hướng dẫn chi tiết việc thi hành luật. Điều đó thể hiện bước tiến tích cực của Việt Nam trong việc cam kết thực thi các Công ước quốc tế; và điểm nhấn tích cực đó là qui định trong Điều 180: Hợp đồng lao động đối với LĐ là người GVGĐ, qui định về việc phải ký HĐLĐ bằng văn bản thể hiện rõ các quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như người sử dụng lao động. Tuy vậy, trong thực tế hầu hết người lao động và người sử dụng LĐ không biết đến những qui định này, chỉ thỏa thuận miệng công việc và tiền lương…một số rất ít có ký HĐ bằng văn bản, nhưng nội dung HĐ cũng chưa thể hiện các quyền và nghĩa vụ có liên quan đến 2 bên như thời gian làm việc, nghỉ ngơi trong ngày, trong tuần; thời hạn HĐ, BHXH, HBYT, và giải quyết tranh chấp… Một thực tế nữa chúng ta cần nhận rõ là ở Việt Nam hiện nay chưa có HĐLĐ chuẩn cho quan hệ lao động đặc thù này!
Với nhận thức, việc ký kết hợp đồng bằng văn bản, dựa trên HĐ tiêu chuẩn theo Khuyến nghị về LĐGVGĐ, 2011(số 201) của ILO là một bước quan trọng trong quá trình thúc đẩy bảo vệ quyền và đạt được việc làm bền vững cho LĐGVGĐ ở Việt Nam, Văn phòng ILO Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng và Cục Quan hệ lao động và Tiền lương- Bộ LĐTBXH tổ chức Hội thảo tham vấn các cơ quan trong cơ chế ba bên, các bên liên quan như người sử dụng lao động, lao động GVGĐ, đại diện chính quyền địa phương …về những nội dung sẽ được ghi trong bản HĐLĐ dành cho LĐGVGĐ. Hy vọng những đóng góp và đề xuất của các vị đại biểu cho Bản dự thảo HĐLĐ sẽ là những gợi ý tốt trong tiến trình đảm bảo việc làm và quyển lợi cho LĐGVGĐ
Hội thảo được đón tiếp các vị đại biểu:
- TS. Tống Thị Minh - Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương
- Bà Anna Olsen - chuyên gia Kỹ thuật - Chương trình Tam giác ILO khu vực ASEAN
- TS. Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và PTCĐ
- Bà Nguyễn Thu Giang - Trưởng Ban điều hành Mạng Hành động vì lao động di cư Mnet.
Hội thảo hân hạnh được đón tiếp các vị đại biểu khách quý từ các tổ chức quốc tế UN Women, cán bộ Văn phòng ILO Hà Nội, Australian Aid… ; Đại biểu Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN thành phố Hà Nội và các Quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và một số phường ở Hà Nội, các thành viên của Mạng Mnet. Đặc biệt Hội thảo được đón tiếp đại diện những người lao động giúp việc gia đình, người sử dung lao động và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ gia đình; phóng viên các cơ quan truyền thông đại chúng Trung ương và Hà Nội
Bình luận (0)
Loading...