Chuyên gia xây dựng tài liệu tại Hội thảo quốc tế: Chia sẻ về lao động Phi chính thức ở Việt Nam
Chuyên gia xây dựng bài trình bày/tài liệu tại Hội thảo quốc tế: "Chia sẻ về lao động Phi chính thức ở Việt Nam"
- Giới thiệu chung về Mnet và Hội thảo “Chia sẻ về lao động Phi chính thức ở Việt Nam”
Mạng lưới Hành động vì lao động di cư (Network of Action for Migrant Workers - Mnet) được thành lập từ năm 2014, với 6 thành viên ban đầu và nay gồm 7 thành viên, là tổ chức xã hội/tổ chức phi chính phủ trong nước, hoạt động tích cực nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền và tiếng nói của lao động di cư, bao gồm: Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT), Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng (GFCD), Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển (PLD), Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam (VIJUSAP), Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn Công tác Xã hội và Phát triển Cộng đồng (SDRC), và Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Gia đình và Phát triển Cộng đồng (CFSCD).
Mạng lưới được thành lập với mục tiêu:
- Thúc đẩy sự tham gia và tiếp cận bình đẳng của người lao động di cư Việt Nam với các hệ thống an sinh xã hội;
- Thúc đẩy bình đẳng và đảm bảo quyền của Lao động di cư được thực thi thông qua các nỗ lực vận động chính sách và các hoạt động dự án can thiệp cụ thể.
và sứ mệnh: Nâng cao vị thế, đảm bảo quyền và tăng tiếng nói của lao động di cư trong quá trình ra quyết định .
Từ ngày 11-13/3/2019 tại Hà Nội, Mnet phối hợp với WIEGO (Phụ nữ việc làm Phi chính thức: toàn cầu hóa và tổ chức đại diện ) và tổ chức OXFAM tại Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế Chia sẻ về lao động Phi chính thức ở Việt Nam với mục tiêu:
- Củng cố hiểu biết về lao động phi chính thức ở Việt Nam,
- Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về lao động phi chính thức,
- Thúc đẩy tổ chức đại diện của lao động phi chính thức,
- Xây dựng chiến lược hợp tác trong tương lai, (v) Đề xuất khuyến nghị về an sinh xã hội cho lao động phi chính thức và chính thức hóa nền kinh tế phi chính thức.
- Yêu cầu công việc đối với chuyên gia
2.1. Nội dung xây dựng bài trình bày/ tài liệu
- Nội dung 1: Tổng quan về lao động phi chính thức ở Việt Nam và con số thống kê
- Nội dung 2: Đóng góp của lao động phi chính thức vào phát triển kinh tế - xã hội
- Nội dung 3: Tóm tắt chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam liên quan đến lao động phi chính thức
2.2. Yêu cầu đối với chuyên gia:
- Trình độ Thạc sỹ trở lên trong lĩnh vực xã hội, lao động việc làm hoặc các lĩnh vực liên quan;
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc về lao động việc làm, lao động di cư, an sinh xã hội và các lĩnh vực liên quan;
- Có hiểu biết, kiến thức về phụ nữ, bình đẳng giới, an sinh xã hội, lao động di cư, lao động di cư phi chính thức và luật pháp, chính sách liên quan.
- Có khả năng trình bày ý tưởng và thực hiện ý tưởng. Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt. Biết lắng nghe ý kiến và chỉnh sửa theo góp ý.
2.3. Sản phẩm đầu ra
- Bài trình bày/ tài liệu đúng chủ đề được trình bày dưới dạng word, tối thiểu 15 trang A4, font: time newroman, giãn dòng 1.15.
- Trách nhiệm của các bên
3.1. Trách nhiệm của GFCD
- Cung cấp các tư liệu, thông tin cần thiết (nếu có)
- Chuyển kinh phí cho chuyên gia
- Giám sát kết quả hoạt động
- Báo cáo hoạt động cho Mnet
3.2. Trách nhiệm của Chuyên gia
- Đưa ra báo giá cho nội dung yêu cầu và gửi thông tin về địa chỉ email: gfcd08@gmail.com
- Xây dựng tài liệu đầy đủ theo yêu cầu về nội dung cũng như dung lượng, hình thức trình bày theo đúng thời hạn.
- Thời gian thực hiên:
Thời gian đăng tuyển chuyên gia: Từ 26/02 – 08/03/2019
Thời gian nhận hồ sơ: Từ 26/02 – 28/2/2019
Thời hạn nhận sản phẩm:01/03-08/3/2019
Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD)
Email: gfcd08@gmail.com
SĐT: 0246.683.7799
Cán bộ Nguyễn Thị Thanh Thủy: 0973.796.998
Kế toán Phạm Thị Thùy Dương: 090.345.8322