Tăng cường tiếng nói tập thể của lao động phi chính thức thông qua tổ chức đại diện và vận động chính sách

Tăng cường tiếng nói tập thể của lao động phi chính thức thông qua tổ chức đại diện và vận động chính sách: cách tiếp cận và kinh nghiệm của wiego

Phụ nữ với việc làm phi chính thức: Toàn cầu hóa và tổ chức đại diện (WIEGO) là chính sách và nghiên cứu toàn cầu của mạng WIEGO nhằm cải thiện tình trạng của lao động nghèo, đặc biệt là phụ nữ, trong nền kinh tế phi chính thức. Từ khi thành lập năm 1997, WIEGO đã nỗ lực tăng cường:

  • Tiếng nói của lao động phi chính thức – bằng cách xây dựng và tăng cường năng lực cho các tổ chức và mạng lưới của lao động phi chính thức; và bằng cách tạo điều kiện cho lãnh đạo của các tổ chức này đại diện cho người lao động trong quá trình hoạch định chính sách ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế
  • Quảng bá hình ảnh của lao động phi chính thức – bằng cách cải thiện số liệu thống kê về quy mô, thành phần và đóng góp của nền kinh tế phi chính thức và nghiên cứu chính sách về điều kiện làm việc của lao động phi chính thức
  • Tính hợp pháp của Lao động phi chính thức – bằng cách thúc đẩy việc công nhận hợp pháp và đánh giá đúng những đóng góp của lao động phi chính thức cho nền kinh tế, môi trường và xã hội

Tóm tắt các hoạt động WIEGO đã thực hiện để tăng cường tiếng nói đại diện tập thể của lao động phi chính thức thông qua:

  1. Xây dựng và tăng cường các tổ chức và mạng lưới của lao động phi chính thức.
  2. Xây dựng năng lực vận động chính sách của các tổ chức của lao động phi chính thức và tạo điều kiện cho lao động phi chính thức có tiếng nói đại diện cho lợi ích của mình trong quá trình hoạch định chính sách.

1. Xây dựng và tăng cường các tổ chức của lao động phi chính thức và các mạng lưới chuyên ngành của các tổ chức này

Từ khi thành lập năm 1997, trụ cột cốt lõi của WIEGO là giúp xây dựngvà tăng cường tổ chức của lao động phi chính thức cũng như các mạng chuyên ngành[1]của các tổ chức này ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. WIEGO đóng vai trò chính [2] trong việc xây dựng và tăng cường 10 mạng lưới chuyên ngành của các tổ chức của lao động phi chính thức,cụ thể là:

  • Lao động giúp việc gia đình – Liên đoàn Lao động giúp việc gia đình quốc tế (IDWWF), là liên đoàn toàn cầu do phụ nữ thành lập và vận hành và một tổ chức khu vực trực thuộc đó là Mạng Lao động giúp việc gia đìnhChâu Phi.
  • Lao động làm việc tại nhà– gồm 4 mạng lưới khu vực: HomeNet Nam Á, HomeNet Đông Âu và COTRADO-ALACE(Điều phối các tổ chức khu vực của người lao động ở Domicilio, Châu Mỹ Latinh và Caribe). Mạng lưới thứ 5- HomeNet Đông Nam Á, với sự hỗ trợ của WIEGO được thành lập trong Chương trình khu vực về lao động làm việc tại nhà của ILO-DANIDA. Hiện WIEGO đang hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch của các tổ chức HomeNets khu vực để xây dựng Liên đoàn Lao động làm việc tại nhà quốc tế.
  • Bán hàng rong - StreetNet quốc tế và hai mạng quốc gia của Người bán hàng rong (NASVI ởẤn Độvà KENASVIT ở Kenya)
  • Thu gom rác –Liên minh lao động thu gom rác toàn cầu và một mạng quốc gia (ở Nam Phi)

Tính đến tháng 12 năm 2018, các mạng lưới này đã có 1000 tổ chức trực thuộc tại 90 quốc gia. 

WIEGO cũng đã triệu tập một Hội nghị quốc tế và 2 Hội nghị khu vực về xây dựng tổ chức đại diện của lao động phi chính thức. Chúng tôi cũng đã xuất bản nhiều tài liệu về việc xây dựng tổ chức đại diện của lao động phi chính thức, bao gồm một siri Tóm tắt xây dựng tổ chức đại diện (Organizing Brief Series), một bộ sáu cuốn sách mỏng (được StreetNet International xây dựng), và một cơ sở dữ liệu tương tác (interactive database) cho hơn 800 tổ chức thành viên của lao động phi chính thức.

2. Tăng cường năng lực và tạo cơ hội cho tiếng nói đại diện tập thể của lao động phi chính thức

WIEGO đã tạo điều kiện cho các phái đoàn lao động phi chính thứctham gia các hội nghị và diễn đàn toàn cầu đa phương gồm: 8 Hội nghị Lao động Quốc tế; 6 cuộc thương thảo về biến đổi khí hậu; 2 Diễn đàn đô thị Thế giới của Liên Hợp quốc; 2 hội nghị trù bị và Hội nghị cấp cao UN Habitat III. Những hoạt động này giúp xây dựng lòng tin và sự đoàn kết giữa các tổ chức, đồng thuận xung quanh nền tảng chung cho các yêu cầu và năng lực của lãnh đạo các nhóm lao động phi chính thứcđể lên tiếng tại các diễn đàn toàn cầu. Một số ví dụ quan trọng gần đây là:

  • Chuyển từ nền kinh tế phi chính thức sang nền kinh tế chính thức: Tháng 6 năm 2014 và 2015,WIEGO đã tạo điều kiện cho một phái đoàn tham dự cuộc thảo luận quan trọng về việc đưa ra các tiêu chuẩn “Chuyển đổi từ Nền kinh tế phi chính thứcsang Nền kinh tế chính thức” tại Hội nghị Lao động Quốc tế. Để chuẩn bị cho cuộc thảo luận này, WIEGO đã tiến hành 3 hội thảo khu vực với sự tham gia của 55 tổ chứclao động phi chính thứctừ 24 nước.  Một tập hợp các khuyến nghị từ cả 3 hội thảo khu vực này, trên WIEGO Network Platform, bao gồm quyền tổ chức đại diện, thương lượng tập thể, quyền nhận dạng hợp pháp và nhân phẩm, quyền kinh tế và quyền tiếp cận an sinh xã hội. Khuyến nghị 204 của ILO cũng có một số yêu cầu chính khác, bao gồm công nhận rằng hầu hết lao động phi chính thức, kể cả lao động tự tạo việc làm, đều từ các hộ gia đình nghèo; rằng việc quy định sử dụng không gian công cộng và nguồn tài nguyên thiên nhiên là cấp thiết cho sinh kế của lao động phi chính thức; và rằng không được phá hủy sinh kế phi chính thứctrong quá trình chuyển đổi.
  • Chương trình nghị sự đô thị mới: Trong năm 2015 và 2016, Mạng WIEGO đã hoạt động tích cực cho Quy trình 2 năm liên tiếp dẫn đến Hội nghị cấp cao UN Habitat III tại Quito, Ecuador: vận động cho việc công nhận và hòa nhập của lao động phi chính thứcvà sinh kế của họ trongtài liệu Chương trình nghị sự đô thị mới (NUA). WIEGO tham gia vào 3 nhóm chính sách viết các báo cáo và tham gia Ban điều hành của Chiến dịch đô thị Thế giới và Nhóm đối tượng cơ sở của Đại hội đồng các Đối tác. WIEGO tạo điều kiện cho các đoàn lãnh đạo của lao động phi chính thức tham gia 2 hội nghị trù bị và Hội nghị cấp cao, ở đó họ đã phát biểu tại hàng chục sự kiện. Nhờ có những nỗ lực chung của các liên minh mà Chương trình nghị sự đô thị mới đã có cam kết công nhận đóng góp củalao động phi chính thức đối với các thành phố và bảo tồn và tăng cường sinh kế của họ.

Năm 2013, Ban điều hành và nhóm WIEGO đã quyết định tập trung lớn hơn vào chủ đề đô thị hóa: đặc biệt là việc phát triển, quy hoạch và chính sách đô thị ảnh hưởng thế nào đền sinh kế phi chính thức ở các thành phố. Trong chiến lược đô thị của mình, WIEGO đã tăng cường các hoạt động tại một loạt “Thành phố đầu mối” như Lima, Peru, Accra; Ghana; Delhi, Ấn Độ; Dakar, Senegal; và Mexico City, Mêhicô.  Phương pháp làm việc của chúng tôi tại các thành phốnày là xây dựng lòng tin, đoàn kết và đồng thuận giữa các tổ chứccủa lao động phi chính thức xung quanh các vấn đề quan tâm chung và xây dựng năng lực cho các tổ chức tham gia vào các cuộc đối thoại và thương lượng với chính phủ và các bên liên quan. Đặc biệt WIEGO đã tổ chức các nền tảng cho đối thoại, vận động chính sách và thương lượng, và hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu, bằng chứng nghiên cứu, phân tích luật pháp và chính sách mà các tổ chức của lao động phi chính thức cần trong việc vận động chính sách và thương lượng của họ. 

Phương hướng

WIEGO cam kết hỗ trợ xây dựng năng lực cho các mạng lưới của lao động giúp việc gia đình, lao động làm việc tại nhà, bán hàng rong và thu gom ráctrên toàn cầu và trong khu vực bao gồm năng lực trong việc tổ chức đại diện và quản trị dân chủ, lập kế hoạch chiến lược và quyên góp, đặc biệt là trong thương lượng tập thể, thương thuyết và vận động chính sách. Chúng tôi tiếp tục cam kết xây dựng năng lực và tạo cơ hội cho các hoạt độngvận động chính sáchcủa các tổ chứcnày để yêu cầu có chính sách và quy định tạo điều kiện cho lao động phi chính thức cũng như điều kiện công bằng về việc làm và hòa nhập vào các thị trường trong nước và các chuỗi cung toàn cầu.

                                                                             XÁC NHẬN

[1] WIEGO sử dụng từ “ngành” để chỉ các nghề (ví dụ lao động giúp việc gia đình, lao động làm việc tại nhà, bán hàng  rong và thu gom rác.)

[2] Đối tác thân thiết của chúng tôi trong những nỗ lực xây dựng tổ chức là Hiệp hội phụ nữ tự tạo việc làm (SEWA) của Ấn Độ và Hội Lao động lương thực, thực phẩm quốc tế (IUF).

 

TS. Martha Alter Chen

Thông tin này có hữu ích đối với bạn không? Có (0) Không (0)

Bình luận (0)

Loading...

Bài viết tương tự

Đối tác của chúng tôi