Wiego: chuyển đổi từ nền kinh tế pct sang nền kinh tế chính thức vì lợi ích của người lao động trong khu vực pct

Đại đa số người lao động trên thế giới làm việc trong nền kinh tế phi chính thức và hầu hết các việc mới là công việc phi chính thức. Người ta giả thiết rằng việc làm phi chính thức không thể biến mất hoàn toàn và nhiều hoạt động kinh tế phi chính thức sẽ vẫn là phi chính thức hoặc bán chính thức trong tương lai

MẠNG LƯỚI WIEGO

CHUYỂN ĐỔI TỪ NỀN KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC SANG NỀN KINH TẾ CHÍNH THỨC VÌ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC

Người lao động trong nền kinh tế phi chính thức gồm cả lao động làm công hưởng lương và lao động tự làm.

Hầu hết lao động tự làm không được đảm bảo và dễ bị tổn thương như lao động làm công hưởng lương và thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái kia. Do họ không được bảo vệ, thiếu quyền và tổ chức đại diện, những người lao động này thường rơi vào bẫy nghèo đói.[1]

Đại đa số người lao động trên thế giới làm việc trong nền kinh tế phi chính thức và hầu hết các việc mới là công việc phi chính thức. Người ta giả thiết rằng việc làm phi chính thức không thể biến mất hoàn toàn và nhiều hoạt động kinh tế phi chính thức sẽ vẫn là phi chính thức hoặc bán chính thức trong tương lai. Không có phương pháp 1 bước, dễ dàng và đơn lẻ để chính thức hóa việc làm phi chính thức. Cần phải hiểu đây là một quá trình tiếp diễn gia tăng dần sự hợp nhất lao động phi chính thức và các đơn vị kinh tế phi chính thức vào nền kinh tế chính thức thông qua việc củng cố họ và mở rộng quyền, bảo vệ và lợi ích của họ.

Mạng WIEGO ủng hộ định nghĩa về việc làm phi chính thức mà Hội nghị quốc tế về thống kê lao động (ICLS) tổ chức năm 2003 đưa ra (chi tiết xem Phụ lục).

LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC CẦN GÌ?

Người lao động nghèo trong nền kinh tế phi chính thức có một loạt các nhu cầu  và yêu cầu chung cũng như những nhu cầu và yêu cầu cụ thể đối với tình trạng việc làm, nghề nghiệp và nơi làm việc của họ. Đối với tất cả lao động phi chính thức, chính thức hóa phải mang lại lợi ích và bảo vệ họ, chứ không chỉ đơn giản là áp đặt thêm chi phí để trở thành chính thức. Phải khôi phục lại quyền phổ quát mà từ đó người lao động trong nền kinh tế phi chính thức bị loại ra lề bởi mô hình quản trị tự do mới trong suốt 40 năm qua và tái hòa nhập chúng vào các khung pháp lý và quy định.

Các nhu cầu và yêu cầu chủ chốt chung

  • Tổ chức đại diện/Quyền lao động: Người lao động trong nền kinh tế phi chính thức phải có khả năng thực hiện hiệu quả quyền tổ chức và thương lượng tập thể cũng như các quyền cơ bản của họ tại nơi làm việc.
  • Tiếng nói và Năng lực thương lượng: Người lao động nghèo trong nền kinh tế phi chính thức cần tiếng nói cá nhân và năng lực thương lượng về quyền của họ. Họ cũng phải có tiếng nói tập thể và tiếng nói đại diện để luôn có khả năng thương lượng với các bên liên quan ưu thế hơn trong các khu vực hoặc trong các chuỗi giá trị mà họ hoạt động. Tiếng nói tập thể có được thông qua việc tổ chức đại diện với các tổ chức dân chủ có thành viên. Tiếng nói đại diện có được thông qua việc có các đại diện của những tổ chức này tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và quy định liên quan, thương lượng tập thể hoặc các quá trình thương lượng kể cả bằng hình thức đại diện trực tiếp trong các diễn đàn ba bên. Lý tưởng nhất là đại diện của các tổ chức trong các quá trình này phải liên tục và theo luật định.
  • Danh tính và vị trí pháp lý: Người lao động nghèo muốn được công nhận là người lao động hoặc là tác nhân kinh tế với vị trí pháp lý rõ ràng trong mọi lĩnh vực pháp lý, quy định và chính sách liên quan. Họ không muốn bị hạ thấp xuống làm người nghèo hay dễ bị tổn thương, chỉ riêng trong lĩnh vực chính sách xã hội; họ muốn được các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế công nhận là các tác nhân có đóng góp kinh tế chính đáng. Điều này cho thấy cần mở rộng phạm vi luật lao động ra các đối tượng lao động mà về mặt truyền thống trước đây bị loại ra ngoài (ví dụ lao động giúp việc gia đình, lao động làm việc tại nhà, lao động nông nghiệp) và/hoặc sửa đổi luật để bao quát toàn bộ các mối quan hệ lao động.
  • Các quyền kinh tế: Người lao động nghèo trong nền kinh tế phi chính thức cần và yêu cầu một loạt các quyền lao động, thương mại và sử dụng đất để cải thiện việc làm và đảm bảo sinh kế của họ; làm cho các hoạt động kinh tế của họ hiệu quả hơn; và sử dụng tiếng nói đại diện của mình để đạt được những thay đổi môi trường thể chế rộng rãi ảnh hưởng đến việc làm và sinh kế của họ.[2]
  • Các quyền xã hội, kể cả An sinh xã hội: Sự bao phủ của an sinh xã hội phải được mở rộng tới tất cả người lao động trong nền kinh tế phi chính thức thông qua trợ giúp xã hội và/hoặc các cơ chế bảo hiểm xã hội, như là một phần của an sinh xã hội phổ quát. Các quốc gia thành viên ILO cần cam kết điều này bằng cách áp dụng các sàn an sinh xã hội được xây dựng rõ ràng. Bao gồm quyền đối với nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, an ninh lương thực, nước sạch, vệ sinh và an sinh xã hội để chống chọi với những yếu tố bất ngờ có thể xảy ra như bệnh tật, khuyết tật, tuổi già và tử vong và những rủi ro liên quan đến việc làm. Thai sản và chăm sóc trẻ em cần được ưu tiên giải quyết do tỷ lệ phụ nữ cao trong nền kinh tế phi chính thức.

Các loại hình khác nhau: Các nghĩa và hàm ý khác nhau

Chính thức hóa có các nghĩa và hàm ý khác nhau đối với các loại hình lao động phi chính thức khác nhau. Sự đa dạng tác nhân trong nền kinh tế phi chính thức cần được công nhận. Nền kinh tế phi chính thức bao gồm các đơn vị kinh tế, lao động tự làm (hầu hết lao động tự làm đều phải nỗ lực để tồn tại, với một số ít là chủ doanh nghiệp) và lao động làm công hưởng lương từ công việc phi chính thức trong các doanh nghiệp phi chính thức hoặc chính thức nhưng quyền làm người lao động bị phủ nhận. Phi chính thức cũng xảy ra cùng với các chuỗi cung ứng toàn cầu, nơi người lao động làm việc theo hợp đồng phụ bị tước đi điều kiện làm việc đàng hoàng.

Đối với lao động tự làm, chính thức hóa không có nghĩa chỉ là có giấy phép, đăng ký tài khoản và đóng thuế, những điều này đối với họ là chi phí để bước vào nền kinh tế chính thức. Đổi lại cho những chi phí này, họ cần nhận được những quyền lợi khi hoạt động một cách chính thức, kể cả: hợp đồng thương mại có hiệu lực; quyền hợp pháp đối với nơi làm việc an toàn và phương tiện sản xuất; tiếp cận với các thị trường; giá ưu đãi cho doanh nghiệp xã hội và hợp tác xã do người lao động làm chủ; thành viên trong các hiệp hội thương mại hay các hiệp hội khác mà họ chọn; được bảo vệ chống lại chủ nợ; và quyền tiếp cận an sinh xã hội.

Đối với lao động làm công hưởng lương phi chính thức, kể cả những người làm những công việc bấp bênh phi chính thức trong các doanh nghiệp chính thức, chính thức hóa có nghĩa là có một công việc được trả lương chính thức, hoặc chính thức hóa công việc hiện tại của họ với hợp đồng đảm bảo quyền lợi của người lao động, là thành viên của công đoàn chính thức, và chủ sử dụng lao động đóng góp cho an sinh xã hội của họ. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là chính thức hóa việc làm hưởng lương cần phải tập trung vào người sử dụng lao động, vì họ có nhiều khả năng tránh tuân thủ các quy định lao động hơn người lao động. Trong bối cảnh này, cần lưu ý là nhiều người lao động làm công hưởng lương phi chính thức làm việc cho các công ty chính thức và các hộ gia đình, chứ không chỉ là các doanh nghiệp phi chính thức.

Tóm tắt cách tiếp cận toàn diện đối với việc chuyển đổi từ nền kinh tế phi chính thức sang nền kinh tế chính thức

1. Chính thức hóa việc làm phi chính thức

- Hợp pháp hóa, công nhận và bảo vệ pháp lý cho người lao động (lao động tự làm)

- Quyền và lợi ích của việc làm chính thức:

o   Không phân biệt đối xử

o   Lương tối thiểu

o   Các biện pháp an toàn vệ sinh lao động

o   Đóng góp của chủ sử dụng lao động/nhà nước cho y tế và lương hưu

o   Quyền công nhận và thương lượng tập thể

o   Thành viên của các tổ chức lao động được công nhận, kể cả công đoàn

o   Tham gia quá trình đưa ra quyết định

- Lợi ích của việc hoạt động chính thức cho lao động tự làm:

o   Thủ tục đăng ký và hành chính đơn giản

o   Hệ thống thuế tiến bộ

o   Bảo vệ khỏi sự quấy rối

o   Tiếp cận với các nguồn lực và cơ sở vật chất

o   Các quyền của người lao động

o   Các dịch vụ hỗ trợ như tiếp cận các dịch vụ tài chính và đào tạo

o   Tham gia vào quá trình lập ngân sách có sự tham gia, kể cả ở cấp chính quyền địa phương

2. Chính thức hóa các đơn vị kinh tế phi chính thức

- Khung pháp lý và quy định phù hợp, kể cả:

o   Hợp đồng có hiệu lực thi hành

o   Quyền sử dụng đất và tài sản

o   Sử dụng không gian công cộng

o   Quy định về an toàn vệ sinh lao động

- Các lợi ích của việc hoạt động chính thức:

o   An ninh việc làm và an ninh không gian làm việc

o   Tiếp cận thông tin tài chính và thị trường

o   Tiếp cận cơ sở hạ tầng và dịch vụ công

o   Các hợp đồng thương mại được thực hiện

o   Trách nhiệm hữu hạn?

o   Quy tắc phá sản và vỡ nợ rõ ràng

o   Tiếp cận trợ cấp và ưu đãi của chính phủ

o   Thành viên của các hiệp hội thương mại

o   Tiếp cận hệ thống an sinh xã hội chính thức

- Đăng ký và đóng thuế:

o   Thủ tục đăng ký đơn giản

o   Hệ thống thuế tiến bộ

 

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN VÀ QUYỀN LAO ĐỘNG

Chính thức hóa Quyền lao động

Ngay từ đầu, tất cả các công đoàn đều được thành lập bởi lao động phi chính thức, vì toàn bộ nền kinh tế đều là phi chính thức khi công đoàn đầu tiên ra đời. Công đoàn đã và đang là các tổ chức tự giúp nhau của người lao động, những người thông qua hành động tập thể tìm cách điều chỉnh tiền lương và điều kiện làm việc của họ để loại bỏ các hình thức bóc lột tồi tệ nhất, nghĩa là chính thức hóa tình trạng phi chính thức.[3]

Đối với người lao động trong nền kinh tế phi chính thức để thực hiện đầy đủ quyền lao động, công nhận pháp lý và hòa nhập thực tế quyền của họ được đại diện bởi các tổ chức do người lao động kiểm soát theo lựa chọn của chính họ là điều hết sức quan trọng. Họ phải có khả năng điều chỉnh điều kiện làm việc thông qua quá trình thương lượng tập thể có sự tham gia một cách dân chủ của các đại diện được bầu của những tổ chức lao động này (chứ không phải là đại diện của các công đoàn khác thay mặt cho họ).

Người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức phải được hưởng quyền làm việc trong các hợp tác xã, và được công nhận về mặt pháp lý.

Nhà nước cần bắt đầu quá trình chính thức hóa bằng cách không coi các hoạt động mưu sinh là phạm pháp.

Thanh niên bước vào thị trường lao động: Các chính sách cần đảm bảo cho thanh niên tham gia đầy đủ vào các thị trường lao động được bảo vệ chống lại việc trở thành nhóm yếu thế khác của lực lượng lao động.

Bảo vệ việc làm bền vững: Để tránh phản tác dụng, các chính phủ cần loại bỏ miễn trừ trách nhiệm của các đặc khu kinh tế hoặc các biện pháp khác tạo ra sự phi chính thức hóa hơn.

 

TIẾNG NÓI VÀ KHẢ NĂNG ĐÀM PHÁN

Chính thức hóa sự đại diện: Chẳng có gì cho chúng tôi nếu không có chúng tôi!

Đàm phán khác với tham vấn: Tham vấn cho phép tiếng nói của người dân được lắng nghe, nhưng không có nghĩa vụ đạt được thỏa thuận – nó thậm chí không liên quan đến những gì được thực hiện sau đó.Tham vấn có thể thiếu sự liên tục – nó có thể chỉ được thực hiện một lần – và không nhất thiết trao quyền cho những người được tham vấn hoặc thay đổi quyền lực. Bên đề xuất cuộc tham vấn kiểm soát quá trình, kết quả và tất cả mọi hành động trong tương lai trên cơ sở những vấn đề được nêu lên.

Trong khi đó, đàm phán diễn ra trên một sân chơi bình đẳng mà tất cả các bên tham gia để đạt được những thỏa thuận mà các bên có thể chấp nhận được. Trong các cuộc đàm phán, những người dễ bị tổn thương sử dụng sức mạnh tập thể để đưa ra mức độ lựa chọn và kiểm soát đủ để tác động đến kết quả phù hợp.

Hình thức trực tiếp nhất của các cuộc đàm phán là đàm phán song phương giữa hai bên. Tuy nhiên, đôi khi cũng phù hợp cho nhiều bên có chương trình nghị sự chung cùng nhau đàm phán với một cơ quan quyền lực. Ví dụ, nhiều bên (gồm chính quyền thành phố, nhà cung ứng và các cơ quan thực thi luật pháp) kiểm soát cuộc sống và công việc của người bán hàng rong. Do đó, thường có ý nghĩa khi tham gia vào các cuộc đàm phán đa phương trong diễn đàn thương lượng tập thể chung nơi nhiều tầng kiểm soát có thể được giải quyết đồng thời.  Đồng thời, người bán hàng rong thường được đại diện bởi nhiều hiệp hội trong cùng một khu vực. Chính quyền thành phố có thể không muốn đàm phán riêng với từng hiệp hội này (điều có thể dẫn đến sự không nhất quán, hiểu lầm và thậm chí xung đột). Trong trường hợp này, đàm phán đa bên giữa chính quyền và nhiều tổ chức đại diện khác nhau thường là cách tốt nhất để đạt được kết quả tốt.

Tạo ra các diễn đàn thương lượng mới: Các diễn đàn thương lượng hiện có được thiết kế để giải quyết các vấn đề của người lao động có quan hệ lao động chính thức. Các diễn đàn này không giải quyết các vấn đề mà các nhóm lao động dễ bị tổn thương trong nền kinh tế phi chính thức gặp phải. Các diễn đàn thương lượng mới, phù hợp phải được xây dựng và đưa vào luật, và phải cung cấp đủ ngân sách cho các diễn đàn này hoạt động hiệu quả. Điều này đòi hỏi phải xây dựng các nguyên tắc tham gia, tiêu chí quyết định các vấn đề thương lượng, và vạch ra cách các diễn đàn này hoạt động trong khung hoạch định chính sách và quy định rộng hơn để chúng có ý nghĩa trong việc ra quyết định có sự tham gia.

Đại diện trực tiếp trong các diễn đàn ba bên: Các hệ thống đại diện của người lao động trong nền kinh tế phi chính thức được các đại diện của nền kinh tế chính thức đại diện trong các diễn đàn đa bên cần phải được thay thế bởi sự đại diện trực tiếp của chính người lao động trong nền kinh tế phi chính thức. Việc này sẽ cải thiện tính hợp pháp của các diễn đàn đó trong việc thay đổi thị trường lao động và thay đổi thế giới việc làm. Mô hình đưa ra để xem xét đã xuất hiện ở châu Phi. Mô hình ba bên cộng của Hội đồng Kinh tế, Phát triển và Lao động quốc gia (NEDLAC) có thành viên cộng đồng ngoài ba đối tác truyền thống là chính phủ, chủ sử dụng lao động và công đoàn. Trái lại, tại Hội nghị lao động quốc tế (ILC), cơ cấu ba bên vẫn tồn tại, và trong vài năm qua, các tổ chức của người lao động trong nền kinh tế phi chính thức có không gian cho đại diện trực tiếp trong Nhóm lao động và sử dụng không gian này trong khi củng cố liên minh giữa người lao động trong các nền kinh tế chính thức và phi chính thức.

 

DANH TÍNH VÀ VỊ TRÍ PHÁP LÝ

Chính thức hóa trong chính sách và luật pháp của thị trường lao động

Bảo vệ bằng luật pháp– Ngày càng có nhiều cam kết trong giới hoạch định chính sách mở rộng bảo vệ pháp lý cho người lao động trong nền kinh tế phi chính thức. Trong báo cáo cuối cùng nhan đề Làm cho luật phápcó hiệu lực với tất cả mọi người, Ủy ban Việc làm hợp pháp cho người nghèo của Liên hợp quốc đưa ra 3 lĩnh vực ưu tiên về các quyền hợp pháp và trao quyền: quyền đối với tài sản, quyền lao động, và quyền kinh doanh.[4]

Hầu hết lao động phi chính thức không được các quy định lao động hiện hành bảo vệ  (mà cơ sở là mối quan hệ chủ sử dụng lao động – người lao động) và hầu hết các doanh nghiệp phi chính thức không được luật thương mại hoặc kinh doanh hiện hành bảo vệ (mà cơ sở là hợp đồng thương mại chính thức). Hơn nữa, rất nhiều hoạt động kinh tế phi chính thức được điều chỉnh bởi các quy định của chính quyền địa phương. Các hoạt động của lực lượng lao động phi chính thức ở đô thị được điều chỉnh rất nhiều bởi các nhà quy hoạch đô thị và chính quyền địa phương với việc đưa ra các quy định và quyết định chuẩn mực và thông lệ về việc ai được làm việc gì và ở đâu. Thông thường những quy định này được đóng khung hoặc giải thích theo cách ngăn cản hoặc cấm các hoạt động phi chính thức mà không đưa ra bất kỳ giải pháp thay thế nào có thể chấp nhận được vì vậy hủy hoại sinh kế của lao động phi chính thức.

Công nhận pháp lý – Các chính phủ phải công nhận tất cả lao động trong nền kinh tế phi chính thức, kể cả lao động tự làm, là người lao động – chứ không phải là doanh nhân hay lĩnh vực song song của những người hoạt động kinh tế không xác định bên lề thị trường lao động. Các chính phủ phải công nhận rằng những người lao động đó chiếm đại đa số trong thị trường lao động toàn cầu.

Khung pháp lý phù hợp – Mở rộng bảo vệ pháp lý cho lao động phi chính thức đòi hỏi phải suy nghĩ lại và cải cách các chế độ pháp lý hiện có ở hầu hết các quốc gia.Người lao động nghèo trong nền kinh tế phi chính thức cần các khung pháp lý mới hoặc mở rộng để bảo vệ quyền và lợi ích của họ là người lao động, kể cả quyền làm việc (ví dụ bán hàng rong ở nơi công cộng), quyền lao động, quyền thương mại, và quyền sử dụng đất. Pháp luật lao động cần phải được sửa đổi để bao gồm quyền của lao động tự làm có tổ chức đại diện của họ được đăng ký như là công đoàn có quyền đàm phán với các cơ quan hữu quan và tiếp cận thủ tục tranh chấp đơn giản theo luật định. Ngoài ra, pháp luật cũng cần được áp dụng hiệu quả trong các trường hợp quan hệ lao động trá hình, hoặc ở đâu một số trách nhiệm chung [5] áp dụng trong quan hệ lao động tam giác.

 

QUYỀN KINH TẾ

Chính thức hóa trong nền kinh tế

Người lao động trong nền kinh tế phi chính thức, kể cả lao động tự làm, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia và địa phương qua việc góp phần làm giảm thất nghiệp và tăng GDP và ổn định xã hội. Các yếu tố sau đây cần được bao gồm để công nhận sự đóng góp này:

Môi trường chính sách thuận lợi – Môi trường chính sách kinh tế cần hỗ trợ lao động phi chính thức, đặc biệt là người lao động nghèo, hơn là làm ngơ hay đối xử bất công với họ. Điều này đòi hỏi phải giải quyết các thiên vị trong chính sách kinh tế và chính sách ngành, cũng như thiết kế và thực hiện các chính sách mục tiêu. Nó cũng đòi hỏi phải đảm bảo rằng các chính sách vĩ mô không tạo điều kiện cho việc làm tăng sự phi chính thức hóa, và việc mua sắm của chính phủ phải tạo ra nhu cầu hàng hóa và dịch vụ do các doanh nghiệp phi chính thức và người lao động sản xuất.

Cải thiện điều khoản thương mại – Để cạnh tranh hiệu quả trong các thị trường, người lao động nghèo không chỉ cần nguồn lực và kỹ năng mà còn cả năng lực đàm phán giá cả và tiền lương có lợi cho hàng hóa và dịch vụ mà họ bán ra so với chi phí đầu vào và chi phí sinh hoạt.

Nền kinh tế đoàn kết xã hội –Một khu vực kinh tế mới đang nổi lên được chi phối bởi các nguyên tắc và giá trị trách nhiệm xã hội, tinh thần kinh doanh và đoàn kết và đó là điều quan trọng cho việc phát triển dân chủ và quyền công dân về kinh tế.[6] Nền kinh tế đoàn kết xã hội mạnh phù hợp với mục tiêu hòa nhập xã hội và việc làm bền vững cần phải được xây dựng bằng cách thúc đẩy chính sách và luật pháp, cung cấp nguồn lực và có các chương trình hỗ trợ, kể cả hỗ trợ tài chính, thông tin và tư vấn, đào tạo, nghiên cứu và sáng tạo. Các hợp tác xã, các hội và hiệp hội và các tổ chức khác cần được khuyến khích và hỗ trợ thiết thực trong việc phát triển liên minh của người lao động trong nền kinh tế phổ thông.

CÁC QUYỀN XÃ HỘI, KỂ CẢ AN SINH XÃ HỘI

Mở rộng An sinh xã hội

An sinh xã hội được ưu tiên cao trong chương trình nghị sự hoạch định chính sách sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu phá hủy các sinh kế trong nền kinh tế phi chính thức. Tháng 6, 2012, Hội đồng lao động quốc tế ILC đã thông qua Khuyến nghị 202 về Sàn An sinh xã hội bao gồm tất cả mọi người ở tất cả các giai đoạn của vòng đời và bao gồm cả việc chuyển tiền mặt và tiếp cận với các dịch vụ có thể chi trả được, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe. Cần phải:

  • Ưu tiên mở rộng sự bao phủ của an sinh xã hội tới các nhóm lao động bị loại ra ngoài và gia đình họ
  • Tích hợp cả bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tư nhân để đảm bảo cho lao động phi chính thức được hỗ trợ về mặt tài chính và các hỗ trợ khác
  • Phối hợp các hình thức bảo trợ đa dạng và đảm bảo lương hưu và bảo hiểm y tế phổ thông.[7]

Bảo vệ chống lại rủi ro và sự không chắc chắn– Người lao động nghèo cần được bảo vệ chống lại những rủi ro và không chắc chắn liên quan đến công việc của họ cũng như chống lại các tình huống chung về bệnh tật, khuyết tật, mất mát tài sản và tử vong.

Bảo vệ cụ thể đối với phụ nữ–Lực lượng lao động nữ trong các ngành kinh tế phi chính thức chiếm số lượng lớn, bởi vậy, cần có các biện pháp phòng, chống lạm dụng phụ nữ; đồng thời cần đảm bảo họ được nghỉ thai sản để không phải làm việc sau khi sinh và vấn đề chăm sóc trẻ em cũng là vấn đề ưu tiên

An toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc – Theo  ILO, “nơi làm việc là bất cứ nơi nào mà người lao động thực hiện hoạt động của mình”.[8] Trong quá trình chính thức hóa, trách nhiệm cung cấp nơi làm việc an toàn và lành mạnh cần được mở rộng đến tất cả các nơi làm việc, kể cả không gian công cộng nơi nhiểu người lao động trong nền kinh tế phi chính thức tiến hành các hoạt động kinh tế của họ. Bảo vệ chống lại những rủi ro liên quan đến công việc (trộm cắp, hỏa hoạn, lụt lội và hạn hán) cũng là yếu tố quan tâm.

ĐIỀU GÌ CHÍNH THỨC HÓA KHÔNG NÊN CÓ

·       Đăng ký tốn kém và yêu cầu đóng thuế mà không có quyền, lợi ích hay được bảo vệ đi kèm với chính thức hóa

·       Đánh thuế hay đăng ký của các doanh nghiệp phi chính thức mà không có quyền lợi, kể cả:

+ Một hệ thống thuế phẳng trong đó người lao động tự làm phải đóng các loại thuế như các doanh nghiệp lớn

           + Nghĩa vụ phải đăng ký với nhiều bộ phận khác nhau với thủ tục rườm rà

·       Quyết định đơn phương của các cơ quan chức năng, đặc biệt là áp đặt:

+ Yêu cầu về trình độ giáo dục phi thực tế cho lao động phi chính thức

           + Yêu cầu pháp lý phi thực tế cho lao động phi chính thức

           + Điều kiện tiên quyết khó đáp ứng

          + Yêu cầu tốn kém không thể chấp nhận được cho hầu hết lao động phi chính thức

·       Chính thức hóa làm hình sự hóa /ngược đãi những người không thể đạt được mức quy định

·       Phân biệt đối xử với phụ nữ, người mang quốc tịch nước ngoài, người khuyết tật, v.v.

·       Kế hoạch tài chính và thuế tư nhân hóa hàng hóa công

·       Đăng ký là doanh nhân cá nhân từ chối tiếp cận quyền của người lao động tập thể

·       Chính thức hóa trong đó những người có nhiều nguồn lực hơn có trách nhiệm giống như những người không có nguồn lực

·       Chính thức hóa tạo ra hệ thống, trong đó có lợi cho một nhóm người và bất bất lượi cho các nhóm khác

·       Tạo ra những loại trừ, vấn đề và chi phí mới

·       Công nhận ưu đãi của công đoàn vàng trong nền kinh tế phi chính thức

·       Lạm dụng lao động trẻ em

·       Khuyến khích hợp tác xã giả mạo

·       Xử lý phí đối với lao động di cư, dẫn đến phân biệt chủng tộc hợp pháp

 

 

YÊU CẦU CỦA NGÀNH ĐỐI VỚI CHÍNH THỨC HÓA

Vì có nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế phi chính thức, người lao động trong các ngành khác nhau của nền kinh tế phi chính thức có một số đề xuất rất cụ thể cho ngành cụ thể về loại chính thức hóa mà họ muốn thấy. Người lao động từ 4 ngành dưới đây đã cung cấp nhiều ý kiến về những điều họ muốn đề xuất.

Mỗi nhóm trong 4 nhóm này đều yêu cầu trước hết là công nhận họ là người lao động có đóng góp cho nền kinh tế và xã hội như các nhóm dân cư hoạt động kinh tế tích cực; thứ hai, quyền không phải chịu các quy định, các chính sách, hay thông lệ trừng phạt; và thứ ba, quyền hưởng các biện pháp ưu tiên và bảo vệ cụ thể, kể cả bảo vệ chống lại bóc lột của các hình thức trung gian.

Lao động giúp việc gia đình yêu cầu:  

  • Không bị quấy rối hay lạm dụng bởi các nhà tuyển dụng hay người sử dụng lao động
  • Không bị bóc lột bởi các doanh nghiệp và trung gian
  • Thực hiện Công ước về Lao động giúp việc gia đình với các Khuyến nghị như là một tập hợp tối thiểu về điều kiện tại tất cả các quốc gia
  • Quyền đối với lương đủ sống và điều kiện làm việc như thời giờ nghỉ ngơi và nghỉ phép, tiền làm việc ngoài giờ, nghỉ ốm, bảo hiểm y tế và lương hưu
  • Quyền đối với nơi làm việc được kiểm soát và thanh tra
  • Điều kiện sống đàng hoàng ở nơi sống cùng có ghi trong hợp đồng lao động
  • Tiếp cận giáo dục, giải trí và thời gian giải trí
  • Không có lao động trẻ em (dẫu trá hình là “người nhà”)
  • Hợp đồng của lao động được ký kết trước khi xuất cảnh ra khỏi quốc gia của họ
  • Quyền đầy đủ và công bằng cho lao động giúp việc gia đình di cư                                                                       

Lao động làm việc tại nhà yêu cầu:

(và các yêu cầu có khác một phần so với lao động tự làm và làm việc theo hợp đồng phụ):

  • Không bị di dời bắt buộc và giới hạn khu vực (tất cả)
  • An sinh xã hội, kể cả trợ cấp thai sản (tất cả)
  • Có cơ sở chăm sóc trẻ em để tạo điều kiện cho người lao động làm việc không bị lo lắng (tất cả)
  • Bảo vệ khỏi bị sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, hủy bỏ tùy tiện đơn đặt làm việc hay thanh toán chậm (hợp đồng phụ)
  • Quyền đối với dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản– nước, điện, vệ sinh – tại nhà, cũng chính là nơi làm việc của họ (tất cả)
  • Tiếp cận các thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của họ
  • Quyền đối với giá công bằng trên các thị trường (tự làm), và giá khoán sản phẩm hợp lý (hợp đồng phụ)
  • Quyền đối với hợp đồng an toàn và minh bạch – đơn đặt làm việc (hợp đồng phụ) và giao dịch thương mại (tự làm)
  • Được đào tạo về an toàn vệ sinh lao động, đào tạo kỹ năng kinh doanh (tự làm)
  • Không đánh thuế hai lần (tự làm)
  • Có đất đai/không gian/địa điểm để làm việc tập thể (tự làm)

Người bán hàng rong yêu cầu:

  • Không bị quấy rối, tịch thu hàng hóa, xua đuổi, ra lệnh và kết án tùy tiện, di dời tùy tiện, trả tiền không chính thức và/hoặc hối lộ
  • Không sợ chính quyền và các phần tử mafia
  • Không bị bóc lột bởi những người trung gian, những người thường thu phí cao
  • Quyền có các chợ tự nhiên của người bán hàng rong được công nhận và đưa vào quy hoạch đô thị và kế hoạch phân bổ đất đai
  • Quyền bán hàng rong trong các không gian công cộng với các điều kiện công bằng và phù hợp (cân đối giữa quyền cạnh tranh của những người sử dụng không gian công cộng) và duy trì chợ tự nhiên
  • Quyền đối với việc được cấp phép và đăng ký công bằng và minh bạch
  • Quyền đối với những địa điểm phù hợp gần nơi có lưu lượng khách hàng
  • Nếu bị di dời, cung cấp những địa điểm thay thế phù hợp gần nơi có lưu lượng khách hàng
  • Quyền tiếp cận các dịch vụ và cơ sở hạ tầng tốt hơn tại những địa điểm bán hàng của họ, kể cả chỗ che thân, nước, vệ sinh, và các cơ sở kho bãi
  • Cung cấp cơ sở hạ tầng, kể cả cơ sở hạ tầng đặc biệt cho người bán hàng rong khuyết tật
  • Có trung tâm bảo vệ để các em nhỏ không bị lao động trẻ em
  • Giáo dục buôn bán tuân thủ luật pháp và hệ thống qui định của chính quyền địa phương
  • Tiếp cận với các cơ sở cung cấp dịch vụ thân thiện
  • Hệ thống thuế đơn giản
  • Quy định đơn giản đối với người buôn bán phi chính thức qua biên giới

Lao động thu gom rác yêu cầu:

  • Không bị quấy rối, hối lộ, và xua đuổi bởi chính quyền thành phố
  • Quyền tiếp cận rác thải tái chế không giới hạn
  • Tiếp cận các thị trường
  • Cung cấp cơ sở hạ tầng
  • Công nhận sự đóng góp kinh tế của họ và dịch vụ môi trường cho các cộng đồng
  • Quyền tiếp cận các cơ sở giải trí của cộng đồng
  • Có các trung tâm bảo vệ để trẻ em không bị lao động trẻ em
  • Không sợ chính quyền và các phần tử mafia
  • Không bị bóc lột bởi những người trung gian, những người thường thu phí cao
  • Quyền được định giá công bằng và minh bạch trong chuỗi tái chế
  • Tham gia vào hệ thống quản lý chất thải hiện đại và tiếp cận với các thiết bị và cơ sở hạ tầng thu gom, phân loại và chứa rác thải
  • Quyền để tổ chức của họ được đấu thầu hợp đồng quản lý rác thải rắn
  • Hợp tác xã và hệ thống kinh tế đoàn kết xã hội
  • Công nhận lao động của họ là cung cấp dịch vụ và quyền đối với việc được trả công cho dịch vụ của họ
  • Quyền được đảm bảo thu gom rác thải rắn không phải tư nhân mà do hệ thống hỗn hợp quản lý gồm các cơ quan chính phủ và các hiệp hội thu gom rác (hợp tác xã, hiệp hội, liên minh)
  • Chấm dứt sử dụng công nghệ đốt và chôn lấp rác thải có hại
  • Khuyến khích việc phân loại, tái chế và ủ phân là cách thức để đảm bảo thu nhập của người lao động.

Ngoài 4 ngành nêu trên, các ngành khác của người lao động trong nền kinh tế phi chính thức cũng được xem xét trong Khuyến nghị bao gồm ngư dân, lao động nông nghiệp kể cả làm nông nghiệp gia đình, thủ công, lao động tạm thời, xây dựng, người lao động trong các hợp tác xã, các doanh nghiệp do người lao động kiểm soát, vận tải phi chính thức, lao động làm việc trong hệ thống đèn giao thông, v.v.

Tất cả lao động phi chính thức – dù là lao động làm công hưởng lương hay lao động tự làm – trong tất cả các ngành phải được tiếp cận với tổ chức đại diện và quyền lao động cơ bản, tiếng nói và khả năng thương lượng, nhận dạng và địa vị pháp lý, quyền kinh tế và các quyền xã hội, kể cả an sinh xã hội. Hơn nữa, lao động phi chính thức trong tất cả các ngành và tất cả các khu vực trên toàn cầu đều phải đóng góp ý kiến cho việc chính thức hóa sẽ cần điều gì.

Phụ lục 1: Định nghĩa Việc làm phi chính thức [9]

Việc làm phi chính thức là tất cả việc làm không có an sinh xã hội (nghĩa là không có sự đóng góp của người sử dụng lao động) và bao gồm:

-Việc tự làm trong các doanh nghiệp phi chính thức: những người tự làm không có tư cách pháp nhân và không đăng ký hoặc các doanh nghiệp nhỏ bao gồm:

  • Chủ sử dụng lao động
  • Những người tự chịu trách nhiệm với việc làm của mình
  • Lao động gia đình không được trả lương
  • Thành viên của các hợp tác xã sản xuất phi chính thức

-Việc làm hưởng lương với các công việc phi chính thức: lao động làm công hưởng lương không có an sinh xã hội cho các công ty chính thức hoặc phi chính thức (và các nhà thầu khoán), cho các hộ gia đình, hoặc không có chủ sử dụng cố định bao gồm:

  • Nhân viên các doanh nghiệp phi chính thức không có an sinh xã hội
  • Nhân viên các các doanh nghiệp chính thức không có an sinh xã hội
  • Lao động giúp việc gia đình không có an sinh xã hội
  • Người lao động thất thường hoặc làm công nhật
  • Công nhân làm gia công công nghiệp (còn gọi là lao động làm việc tại nhà)

Phụ lục 2: Những tổ chức/cá nhân đóng góp cho Platform của Mạng WIEGO

Đại diện của nhiều tổ chức lao động phi chính thức và những người ủng hộ đã đóng góp cho việc xây dựng Platform này, thông qua việc tham gia vào 3 hội thảo khu vực và Nhóm làm việc của WIEGO về Chuyển đổi từ nền kinh tế Phi chính thức sang nền kinh tế chính thức.

Châu Phi

 

Đại hội Công đoàn Ghana

Ghana

Hiệp hội săn chim ưng phi chính thức và Bán hàng rong Ghana (IHVAG) (StreetNet)

 

Ghana

Syndicat National des Travailleurs

Domestiques (SYNTRAD) (IDWF)

 

Guinea

Liên hiệp công đoàn bán hàng rong và buôn bán Phi chính thức quốc gia (KENASVIT) (StreetNet)

 

Kenya

Confédération Nationale des Travailleurs du Sénégal (CNTS) (StreetNet)

 

Senegal

Syndicat Autonome des Travailleurs de l'hôtellerie, de la Restauration et des branches connexes (SATHR)(IDWF)

 

Senegal

Đại hội Công đoàn Nam Phi (COSATU)

 

Nam Phi

Hội Dịch vụ gia đình và liên minh lao động Nam Phi (SADSAWU)(IDWF)

 

Nam Phi

Liên minh công đoàn phi chính thức Nam Phi (SAITA)

 

Nam Phi

Hội lao động nữ tự làm Nam Phi (SASEWA)

 

Nam Phi

Hội lao động Vận tải Nam Phi (SATAWU)

 

Nam Phi

Hiệp hội thu gom rác Nam Phi South (SAWPA)

 

Nam Phi

Syndicat des Vendeurs de Matériaux de Construction du Togo (SYVEMACOT)(FAINATRASIT, Togo) (StreetNet)

 

Togo

Liên hiệp kinh tế  Phi chính thức Zimbabwe (ZCIEA) (StreetNet)

 

Zimbabwe

Liên hiệp công nghiệp toàn cầu, Văn phòng Khu vực Tiểu Sahara

 

Khu vực

Tổ chức lao động Quốc tế (ILO): Pretoria

 

Khu vực

ASIA

 

Lao động trong Nền kinh tế Phi chính thức (LIE) (StreetNet)

Bangladesh

Hiệp hội Kinh tế Phi chính thức dân chủ độc lập (IDEA)(StreetNet) (IDWF)

Cambodia

Liên hiệp Lao động giúp việc gia đình Châu Á (IDWF)

 

Trung quốc (Hong Kong)

Nhóm hành động và nghiên cứu bảo vệ môi trường Chintan

 

Ấn độ

KagadKachPatraKashtakariPanchayat (KKPKP) Công đoàn thu gom rác

 

Ấn độ

Phong trào Lao động giúp việc gia đình quốc gia (NDWM)

 

Ấn độ

Hiệp hội bán hàng rong quốc gia của Ấn độ (NASVI) (StreetNet)

 

Ấn độ

Self Employed Women’s Association (SEWA) (StreetNet) (IDWF)

 

Ấn độ

StreeMuktiSanghatana, Mumbai (SMS)

 

Ấn độ

Jala PRT

 

Indonesia

Tổng liên đoàn lao động Nepan (GEFONT)

 

Nepal

Quỹ xúc tiến lao động và việc làm (FLEP)

 

Thái Lan

HomeNet Thái Lan (HNSEA)

 

Thái Lan

Liên hiệp lao động trong các doanh nghiệp nhà nước (SERC)

 

Thái Lan

Ủy ban đoàn kết lao động Thái lan (TLSC)

 

Thái Lan

HomeNet Đông Nam á (HNSEA)

Khu vực

Tổ chức lao động Quốc tế (ILO); Bangkok

 

Khu vực

Mỹ La tinh

Asociación Sindical Vendedores Libres  (CTEP)

Argentina

La Confederación de Trabajadores de la Economía Popular(CTEP)

Argentina

Cooperativa de Artesanos El Adoquin( CTEP )

Argentina

Cooperativa Los Pibes (CTEP)

 

Argentina

Federacion De Cartoneros

Argentina

Lola Mora

Argentina

Movimiento Nacional Campesino Indígena (MNCI)  (CTEP)

Argentina

Movimiento de Trabajadores Excluidos, Chacarita (MTE) (CTEP)

Argentina

Movimiento Evita (CTEP)

Argentina

Trabajadores Independientes de "La Salada" (CTEP)

Argentina

Union personalauxiliar  de casas particulares (UCACP ) (IDWF)

Argentina

Movimento Nacional dos Catadores de Materiais Recicláveis (MNCR) (RedLacre )

Brazil

Movimiento Sin Tierra (MST)

Brazil

Movimiento Nacional de Recicladores de Chile (MNRCH) (RedLacre)

Chile

Asociacion de Recicladores de Bogota (ARB) (RedLacre)

Colombia

Asociacion Nacional de Recicladores (ANR) (RedLacre)

Colombia

Sindicato De TrabajadorasDomesticas (SINTRASEDOM) (IDWF)

Colombia

RedNacional de Recicaldores de Ecuador (RENAREC) (RedLacre )

Ecuador

Federación Nacional de Trabajadores y Vendedores Independientes de Guatemala (FENTRAVIG) (StreetNet)

Guatemala

Confederacion de Trabajadores por Cuenta Propia (CTCP)(StreetNet)

Nicaragua

Federación Departmental de Vendedores Ambulantes  de Lima y Ctất cảao (FEDEVAL) (StreetNet)

Peru

Red Nacional de Trabajadoras y Trabajadores

Auto-empleados

Peru

Asociación de Feriantes de Ferias Especiales (AFFE)(StreetNet)

Uruguay

Unión de Clasificadores de Residuos Sólidos Urbanos (UCRUS)  (RedLacre )

Uruguay

Liên đoàn lao động Hogar Mỹ La tinh (CONLACTRAHO)

 

Khu vực

Quốc tế

 

Liên đoàn Lao động giúp việc gia đình Quốc tế (IDWF)

 

Quốc tế

Hiệp hội Nông Lương, Khách sạn, Nhà hàng, Thuốc lá Quốc tế và Liên minh lao động (IUF)

 

Quốc tế

StreetNet International

 

Quốc tế

Phụ nữ với Việc làm phi chính thức: Toàn cầu hóa và Tổ chức đại diện (WIEGO)

 

Quốc tế

 

[1]Khoản 4 Nghị quyết của ILO về việc làm bền vững và nền kinh tế phi chính thức, 2002,

http://www.ilo.org/public/english/standards/relm/ilc/ilc90/pdf/pr-25res.pdf

[2]Cần lưu ý rằng quyền lao động được đặt ra trênquan niệm về mối quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Nhưng rất nhiều người lao động nghèo tự làm việc. Đối với họ, quyền lao động truyền thống không phải lúc nào cũng phù hợp. Thay vào đó, quyền cơ bản về sinh kế cũng như quyền thương mại phù hợp hơn và quan trọng hơn đối với họ.

[3]Gallin, D. 2012. Người lao động trong nền kinh tế phi chính thức và phong trào công đoàn quốc tế: tổng quan. Geneva: Viện lao động toàn cầu.

[4]Ủy ban Trao quyền pháp lý cho người nghèo (CLEP). 2008. Làm cho pháp luật có hiệu lực đối với tất cả mọi người. New York: UNDP.

[5] Ví dụ, ở đâu công ty trung gian và công ty cuối cùng chịu trách nhiệm đảm bảo tuân thủ luật pháp và quy định lao động, người lao động có thể đòi quyền với bất cứ bên nào. Trách nhiệm của các bên là phân loại trách nhiệm và thanh toán tương ứng của bên đó.

[6]Nghị quyết của StreetNet về Nền kinh tế đoàn kết xã hội được thông qua tại Đại hội quốc tế StreetNet lần thứ 3 tại Cotonou, Bênanh, tháng 8, 2010

[7]Hiện không có thỏa thuận nào về vai trò phù hợp của chính phủ, mức độ trách nhiệm và chi tiêu công của chính phủ và bảo hiểm chung cả công và tư.

[8]Khoản 1(i) của Khuyến nghi ILO vền HIV/AIDS và Thế giới việc làm (R200)

[9] Được Hội nghị Thống kê quốc tế thông qua (ICLS), 2003

 

TS. Martha Alter Chen

Thông tin này có hữu ích đối với bạn không? Có (0) Không (0)

Bình luận (0)

Loading...

Bài viết tương tự

Đối tác của chúng tôi