THÔNG TIN CỤC QUẢN LÝ LAO ĐÔNG NGOÀI NƯỚC

Thông tin xuất khẩu lao động từ phía Nhật Bản về những điều đáng chú ý về thị trường xuất khẩu lao động hiện nay.

Theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ- TB&XH), việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng từ phía bạn và chính sách biên giới từ các nước này. Chẳng hạn như thị trường Nhật Bản do một số doanh nghiệp vẫn có nhu cầu, cuối năm 2020 khi dịch tạm thời lắng xuống, một số lao động đã được nhập cảnh. 

Tuy nhiên hiện nay, phía Nhật Bản đang ban bố tình trạng khẩn cấp ở một số vùng trọng điểm có sân bay quốc tế, nên việc đưa lao động vào thị trường này lại tiếp tục phải dừng lại. Hay như thị trường Đài Loan, do chính sách kiểm soát dịch bệnh tốt nên vùng lãnh thổ này vẫn tiếp nhận lao động Việt Nam. Dù không còn nhiều như trước nhưng mỗi tháng vẫn đưa được vài nghìn lao động vào. Do đó, việc đưa được lao động đi hay không phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và chính sách biên giới của nước bạn.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Đặng Sĩ Dũng cho biết, hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVID-19, sau ngành hàng không và khách sạn, du lịch. Do tác động của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp của nước tiếp nhận phải điều chỉnh quy mô hoạt động, thu hẹp và sản xuất, cắt giảm số lượng lao động đang làm việc cũng như giảm hoặc hủy bỏ nhu cầu tiếp nhận lao động mới từ nước ngoài. 

(Nguồn ảnh mạng)

“Bên cạnh thực hiện kế hoạch được Chính phủ và Bộ LĐ-TB&XH giao đưa 90 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định. Vấn đề cần quan tâm trước mắt là tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan hữu quan của các quốc gia/vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động theo dõi sát sao tình hình của người lao động làm việc ở nước ngoài, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn tiến phức tạp tại các quốc gia/vùng lãnh thổ này”, ông Dũng cho biết.

Nhìn ở góc độ tích cực, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động, cho rằng, dù khó khăn do tình hình chung, song lại là "giai đoạn vàng" để tạo nguồn lao động, giúp người lao động có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi các thị trường lao động khơi thông trở lại. 

“Mỗi lao động khi muốn đi làm tại các thị trường lao động chất lượng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan hay các nước Trung Đông đều phải qua quá trình đào tạo hơn 6 tháng. Sau đào tạo còn phải chờ đợi đơn hàng từ doanh nghiệp ở nước bạn rồi mới đưa được lao động xuất cảnh. Thế nên việc đào tạo cũng cần được tiến hành từ bây giờ, để khi tình hình dịch bệnh ổn định  sẵn sàng có đủ nguồn lao động xuất cảnh. Do đó, người lao động có nhu cầu chủ động học nghề, ngoại ngữ để có đủ điều kiện, sẵn sàng tham gia dự thi và trúng tuyển vào các đơn hàng đòi hỏi chất lượng cao”, ông Quỳnh nói.

Việt Nam sang làm việc theo các chương trình đã ký kết. Đây là triển vọng rất lớn cho nguồn kiều hối về Việt Nam vì kiều hối từ XKLĐ là một trong những nguồn chiếm tỷ trọng lớn. Để tận dụng và phát huy có hiệu quả nguồn thu kiều hối từ XKLĐ.

Thông tin này có hữu ích đối với bạn không? Có (1) Không (0)

Bình luận (0)

Loading...

Bài viết tương tự

Đối tác của chúng tôi