Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số quốc gia khu vực đông nam á

Xóa bỏ tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng xã hội không còn là mục tiêu của riêng một quốc gia nào mà đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn thế giới. để giải quyết tận gốc sự đói nghèo, biện pháp duy nhất là phát triển kinh tế

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, xóa bỏ tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng xã hội không còn là mục tiêu của riêng một quốc gia nào mà đã trở thành mục tiêu phấn đấu  của toàn thế giới. Để giải quyết tận gốc sự đói nghèo, biện pháp duy nhất là phát triển kinh tế. Tuy nhiên phát triển và tăng trưởng kinh tế không phải lúc nào cũng đi kèm với công bằng xã hội. Để kết hợp hài hòa hai mục tiêu này và tiến đến xóa đói giảm nghèo thì cần có vai trò điều tiết của Nhà nước. Để lựa chọn con đường và giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển, nhất là phát triển bền vững đang là mối quan tâm của các quốc gia, dân tộc. Sự khác nhau về chế độ chính trị, kinh tế - xã hội, về hệ tư tưởng, truyền thống, đặc điểm văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển của mỗi quốc gia, khiến cho việc lựa chọn mô hình và giải pháp phát triển cũng khác nhau.

Ở các nước Đông Nam Á, xóa đói giảm nghèo, hướng tới xã hội phồn vinh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, kết hợp với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề thời sự hiện nay. Xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo về kinh tế ở nông thôn đối với các hộ nông dân là tiền đề kinh tế tối cần thiết để giữ vững ổn định chính trị- xã hội (1). Chính phủ thực hiện phân cấp quản lý  ngân sách, điều hành hoạt động kinh tế - xã hội cho các cấp chính quyền tỉnh, từ đó tạo sự phát triển đồng bộ hơn, liên kết chặt chẽ hơn giữa các vùng phát triển với các vùng lạc hậu. Điều này giúp người nghèo có được điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các cơ hội việc làm cũng như dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.

Đói nghèo về kinh tế luôn dẫn tới những sức ép căng thẳng về xã hội. Sự lệ thuộc của nó đối với các nước giàu sẽ khó tránh khỏi, bắt đầu từ kinh tế rồi xâm nhập vào văn hóa, hệ tư trưởng và chính trị. Thực tế cho thấy, trong thời đại kinh tế thế giới đang phát triển như hiện nay, mỗi quốc gia dân tộc chỉ có thế giữ vững chế độ chính trị, độc lập chủ quyền với một tiềm lực kinh tế mạnh. Tuy nhiên, không phải bất cứ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nào cũng có lợi  cho người nghèo mặc dù tăng trưởng nhanh là yếu tố chung cần thiết và quan trọng nhất trọng mọi chiến lược phát triển.

Trường hợp Thái Lan thể hiện rõ quan điểm ưu tiên đối đa cho tăng trưởng nhanh, xóa đói giảm nghèo sẽ được khắc phục dần dần vào thời gian sau hơn là làm đồng bộ. Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu của Thái Lan đề ra hàng loạt biện pháp đồng bộ giải quyết nhiều vấn đề kinh tế- xã hội cấp thiết, trong đó vấn đề xóa đói giảm nghèo được coi là mục tiêu quan trọng (2). Chiến lược tăng trưởng không đồng bộ và thấp sẽ không thể giải quyết được mất cân bằng thu nhập và giảm nghèo đói, vì vậy với một đất nước đang phát triển mạnh như Thái Lan hiện nay thì việc cân đối hai mục tiêu này sẽ có lợi hơn rất nhiều.

Còn ở Malaysia, khi đề ra các chính sách phát triển, Chính phủ nước này luôn đặt mục tiêu là bảo đảm lợi ích hài hòa  giữa các dân tộc  trên cơ sở  chú trọng đến lợi ích của cộng đồng người bản địa, vì họ là thành phần cư dân đông nhất và cũng có tỉ lệ nghèo cao nhất (3).Thông qua các cơ chế quản lý hiệu quả và đồng bộ, các chính sách xóa đói giảm nghèo của Malaixia  đã đến được với những đối tượng nghèo khổ và cần sự trợ giúp. Ở Malaysia, Nhà nước đi đầu và có vai trò nòng cốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nhà nước, thông qua các chương trình xã hội như y tế, giáo dục… đã giúp người lao động nâng cao khả năng tìm kiếm cơ hội việc làm, từ đó cải thiện thu nhập và mức sống. Trong các chương trình đầu tư lâu dài này, Chính phủ Malaysia đặc biệt chú trọng cho giáo dục và đào tạo, phần chi ngân sách cho đầu tư và trợ cấp giáo dục qua từng thời kỳ là rất lớn.

Thông tin này có hữu ích đối với bạn không? Có (1) Không (0)

Bình luận (0)

Loading...

Bài viết tương tự

Đối tác của chúng tôi