Hỗ trợ thực hiện nghị quyết 80 (2011-2020) và chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững (2012-2015)

Mục đích của dự án nhằm hỗ trợ chính phủ thực hiện nghị quyết 80 và ctmtqg-gnbv, đảm bảo việc tuân thủ tuyên bố chung hà nội về hiệu quả hỗ trợ thông qua cơ chế cùng lập chương trình hỗ trợ kỹ thuật giữa các đối tác có quan tâm.

Giới thiệu chung

Trong khi tỷ lệ nghèo chung đã giảm đáng kể từ 14,5% năm 2010, tốc độ giảm nghèo ở các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) chậm hơn nhiều so với các nhóm dân tộc đa số. Năm 2012, hơn 50% người DTTS vẫn sống dưới chuẩn nghèo chung, trong đó có tới 31% còn nghèo về lương thực. Tiến độ giảm nghèo ở DTTS trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, nước sạch, vệ sinh và nhà ở, chưa kể lĩnh vực thu nhập còn chậm so với mức bình quân cả nước.

Trong bối cảnh đó, năm 2011 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 80/NQ-CP, đưa ra những định hướng mới về giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2011- 2020, đặt mục tiêu giảm nghèo 4% hàng năm, tập trung huy động nguồn lực cho các huyện, xã, thôn bản nghèo nhất trong cả nước để thúc đẩy giảm nghèo nhanh tại các vùng khó khăn, DTTS và bãi ngang ven biển. Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững 2012 - 2015 (CTMTQG-GNBV), được phê duyệt vào tháng 10/2012, nhằm đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo ở những địa bàn này; cải thiện chất lượng cuộc sống và sinh kế của người nghèo, người DTTS.

Theo Khung Kế hoạch Chung (2012-2016), UNDP, với sự góp vốn của Ai Len, sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) thông qua dự án  “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80 (2011-2020) và CTMTQG-GNBV (2012-2015)”. Mục đích của dự án nhằm hỗ trợ Chính phủ thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV, đảm bảo việc tuân thủ Tuyên bố Chung Hà Nội về hiệu quả hỗ trợ thông qua cơ chế cùng lập chương trình hỗ trợ kỹ thuật giữa các đối tác có quan tâm.

Kết quả chính của dự án

Kết quả 1: Các chính sách giảm nghèo theo trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan được sắp xếp hợp lý và lồng ghép vào kế hoạch và khung chính sách thường xuyên của các Bộ, ngành, trong đó tập trung các hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo ở các địa bàn này (như đã nêu trong Nghị quyết 80-CP).

Kết quả 2: Chương trình quốc gia Giảm nghèo Bền vững được thiết kế và thực hiện hiệu quả, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện, xã, thôn/bản nghèo nhất và các nhóm DTTS thông qua áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo về (i) tăng cường trao quyền và tham gia của các cấp cơ sở và người dân trong xây dựng, thực hiện và quản lý chương trình tại địa phương; (ii) nhân học phù hợp với đặc tính, văn hóa, truyền thống và trí thức bản địa của DTTS/ những nhóm đối tượng của Chương trình; (iii) tăng cường tiếp cận/liên kết với thị trường, bình đẳng giới, bền vững về môi trường và nghèo đa chiều.

Kết quả 3: Hệ thống theo dõi và phân tích tình trạng và xu hướng nghèo đa chiều và dễ bị tổn thương được vận hành và thể chế hoá; các cuộc thảo luận chính sách về nghèo và dễ bị tổn thương góp phần cải thiện chính sách và chương trình phát triển theo hướng bao trùm, phát triển vì người nghèo và giảm bất bình đẳng.

Thông tin này có hữu ích đối với bạn không? Có (0) Không (0)

Bình luận (0)

Loading...

Bài viết tương tự

Đối tác của chúng tôi