đồng nghiên cứu - phương pháp nghiên cứu mới

đồng nghiên cứu không phải là một phương pháp nghiên cứu mới, nhưng phương pháp này chưa được ứng dụng nhiều tại việt nam, trong khi đây là một phương pháp rất hiệu quả trong trao quyền và tăng cường năng lực cho các nhóm đối tượng đích của nghiên cứu tại địa phương.

Ngày 24/07/2017, tại văn phòng Oxfam Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng cùng Mạng lưới hành động vì người lao động di cư – Mnet đã tổ chức buổi tập huấn về phương pháp đồng nghiên cứu do giảng viên Nguyễn Thị Bích Tâm hướng dẫn. Đây là một hoạt động nằm trong Nghiên cứu Đóng góp về kinh tế - xã hội của Lao động di cư nội địa ở Việt Nam của Mnet được Oxfam tài trợ. Tham dự buổi tập huấn có đại diện của Oxfam Việt Nam, đại diện Mnet cùng đại diện các thành viên của Mnet tới từ các tổ chức GFCD, LIGHT, CDI, SDRC, PLD, VJUSAP.

Giảng viên đã trình bày và hướng dẫn các khái niệm liên quan tới đồng nghiên cứu cũng như giải đáp các thắc mắc của các thành viên tham dự về quá trình triển khai đồng nghiên cứu tại thực địa. Đồng nghiên cứu không phải là một phương pháp nghiên cứu mới, nhưng phương pháp này chưa được ứng dụng nhiều tại Việt Nam, trong khi đây là một phương pháp rất hiệu quả trong trao quyền và tăng cường năng lực cho các nhóm đối tượng đích của nghiên cứu tại địa phương.

Điều đó được thể hiện qua nền tảng cơ bản của đồng nghiên cứu chính là “Sự bình đẳng giữa các nhà nghiên cứu bên ngoài và các thành viên của cộng đồng được nghiên cứu trong việc tạo ra, sử dụng và nghiên cứu kiến thức”. Trong quá trình này tiếng nói và quan điểm của các bên đều được tôn trọng như nhau.

Là một phương pháp nghiên cứu hướng tới việc cộng đồng là người sử dụng chính các kết quả của nghiên cứu, các mục đích của đồng nghiên cứu bao gồm: Nghiên cứu, Giáo dục, Hành động, Thay đổi diễn ngôn về “Nghiên cứu”, Thay đổi tương quan quyền lực, Thực hành văn hoá dân chủ.

Với các thành viên cộng đồng tham gia đồng nghiên cứu, họ sẽ được thay đổi về năng lực nghiên cứu; thay đổi về nhận thức, quan điểm với vấn đề nghiên cứu; nâng cao sự chủ động, tự tin và có cơ hội và năng lực để thay đổi vị thế trong cộng đồng.

Buổi tập huấn đã diễn ra tốt đẹp. Các thành viên tham dự đều thấy đây là một phương pháp nghiên cứu nhân văn hữu ích, có thể áp dụng trong các hoạt động sắp tới của các thành viên Mnet.

Thông tin này có hữu ích đối với bạn không? Có (0) Không (0)

Bình luận (0)

Loading...

Bài viết tương tự

Đối tác của chúng tôi