đăng tuyển giảng viên tập huấn nhóm lđgvgđ viết câu chuyện về sự thay đổi

Giảng viên tập huấn nhóm lao động giúp việc gia đình viết câu chuyện về sự thay đổi  

 

 

 

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

GIẢNG VIÊN

TẬP HUẤN NHÓM LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH VIẾT CÂU CHUYỆN VỀ SỰ THAY ĐỔI

 

  1. Giới thiệu chung

Dự án “Thúc đẩy quyền của Lao động giúp việc gia đình trong tiếp cận an sinh xã hội, lao động và việc làm ở Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng (GFCD) thực hiện với đối tác là Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2017-2021.

Để đạt được Kết quả 1 của Dự án, GFCD đã phối hợp với Hội LHPN, vận động người sử dụng lao động, lao động giúp việc gia đình (LĐGVGĐ) thành lập mới 13 CLB GVGĐ và vận hành 2 CLB GVGĐ được thành lập từ dự án trước (tổng cộng 15 CLB) sinh hoạt định kỳ 3 tháng/lần.

Trong quá trình duy trì hoạt động các CLB GVGĐ, nhiều LĐGVGĐ đã nhiệt tình tham gia và một số đã trở thành thành viên Ban chủ nhiệm CLB có vai trò quan trọng trong việc thu hút sự tham gia của LĐGVGĐ cũng như duy trì hiệu quả hoạt động của CLB, phát huy vai trò là đại diện cho tiếng nói và mối quan tâm của LĐGVGĐ. Nhiều LĐGVGĐ, trong các buổi sinh hoạt CLB, đã mạnh dạn đứng lên phát biểu ý kiến, thể hiện sự tự tin. Có chị sau khi được tập huấn kỹ năng nghề và kỹ năng mềm đã hướng dẫn lại cho các thành viên khác trong CLB. Kỹ năng nghề và kỹ năng mềm của LĐGVGĐ được nâng lên, có nhiều thay đổi tích cực. Nhiều chị đã tự tin làm nghề và tự hào về nghề GVGĐ của mình, giảm đi sự kỳ thị của chính LĐGVGĐ và cộng đồng đối với nghề GVGĐ.

Để giúp LĐGVGĐ kể lại những câu chuyện về những thay đổi của bản thân trong 4 năm qua từ khi tham gia sinh hoạt CLB GVGĐ, Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) phối hợp với Hội LHPN Thành phố Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng viết câu chuyện về sự thay đổi cho 20 LĐGVGĐ để họ có thể viết, kể và ghi chép lại những câu chuyện trong quá trình hành nghề và tham gia sinh hoạt CLB LĐGVGĐ và in thành cuốn  để giúp cho những LĐGVGĐ đang làm việc và những LĐGVGĐ tiềm năng và cộng đồng xã hội hiểu, giảm kỳ thị và tôn vinh nghề GVGĐ như những nghề khác.

 

  1. Mục tiêu và kết quả mong đợi của lớp tập huấn

2.1. Mục tiêu

- Hướng dẫn cách chụp ảnh bằng các loại máy điện thoại thông minh để LĐGVGĐ có thể tự chụp được những tấm ảnh minh họa cho những câu chuyện thay đổi của bản thân liên quan đến những thay đổi trong công việc, cuộc sống hoặc trong tiếp cận các chính sách an sinh xã hội

- Chia sẻ và lan tỏa các câu chuyện thành công của LĐGVGĐ từ khi tham gia vào dự án, giúp họ nâng cao tự tin và tự hào về nghề GVGĐ.

 

2.2 Phương pháp tập huấn

Sử dụng phương pháp có sự tham gia. Lấy học viên làm trọng tâm, dựa vào nhu cầu của học viên để lựa chọn nội dung và tương tác trong quá trình tập huấn. Trong thời lượng của khóa tập huấn, học viên sẽ được giới thiệu về kiến thức cơ bản khoảng 30-50% thời gian; 50-70% thời gian dành để học viên thực hành các kỹ năng cơ bản viết câu chuyện về sự thay đổi và chụp ảnh về cuộc sống và làm việc của mình nhằm minh họa cho câu chuyện.

2.3. Kết quả mong đợi

Sau khóa học, 20 LĐGVGĐ có thể:

  • Viết, kể và ghi chép lại những câu chuyện về sự thay đổi trong quá trình làm nghề GVGĐ và sinh hoạt CLB LĐGVGĐ:
  • Thay đổi về cách suy nghĩ về nghề (tại sao làm nghề GVGĐ?);
  • Thay đổi liên quan đến kỹ năng nghề và kỹ năng mềm;
  • Những khó khăn, thách thức gặp phải trong quá trình hòa nhập với môi trường mới;
  • Những kiến thức, kỹ năng mới học được khi tham gia Câu lạc bộ LĐGVGĐ;
  • Hiểu về quyền và bảo vệ quyền và lợi ích của mình …
  • Thay đổi về khả năng tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội phù hợp
  • Biết chụp ành bằng điện thoại thông minh và chụp được những bức ảnh về công việc và cuộc sống của mình.
  • Mỗi người chụp 10-20 bức ảnh về công việc và cuộc sống của bản thân và gia đình, tham gia sinh hoạt CLB
  • Ít nhất 12 câu chuyện được
  1. Yêu cầu công việc và sản phẩm của giảng viên:

3.1. Yêu cầu công việc

Giảng viên được chọn lựa sẽ hỗ trợ GFCD thực hiện một số công việc liên quan đến lớp tập huấn bao gồm:

  • Làm việc với cán bộ dự án của GFCD để thống nhất về phạm vi và nội dung công việc của giảng viên.
  • Rà soát kế hoạch tổ chức lớp tập huấn và các tài liệu liên quan để hiểu rõ về mục đích và kết quả mong đợi của lớp tập huấn, từ đó đưa ra cách thức tổ chức lớp tập huấn phù hợp.
  • Xây dựng chương trình và tài liệu tập huấn nhằm đảm bảo đạt mục tiêu và kết quả mong đợi của lớp tập huấn đã đề ra.
  • Trực tiếp tập huấn các nội dung như chương trình đã được phê duyệt nhằm đảm bảo đạt mục tiêu và kết quả mong đợi của lớp tập huấn.
  • Viết báo cáo tóm tắt kết quả tập huấn và gửi cho GFCD

2.2. Sản phẩm đầu ra của tư vấn

Tư vấn sẽ trình cho GFCD một số sản phẩm sau đây:

  • Nội dung tập huấn
  • Tài liệu tham khảo cho học viên
  • Báo cáo ngắn về kết quả tập huấn (có ảnh kèm theo)

2.3. Yêu cầu đối với giảng viên

  • Trình độ Thạc sỹ trở lên trong lĩnh vực khoa học xã hội, lao động việc làm hoặc các lĩnh vực liên quan;
  • Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về lao động việc làm, lao động di cư, an sinh xã hội và các lĩnh vực liên quan;
  • Có hiểu biết, kiến thức về phụ nữ, bình đẳng giới, an sinh xã hội, lao động di cư, lao động di cư phi chính thức và luật pháp, chính sách liên quan.
  • Có kinh nghiệm và kỹ năng viết tin bài, viết câu chuyện và chụp ảnh minh họa.
  • Có kỹ năng thúc đẩy, tổ chức tập huấn
  • Nộp sản phẩm theo đúng yêu cầu và đúng thời gian như nêu trong mục 2.2.

 

  1. Trách nhiệm của các bên

3.1. Trách nhiệm của GFCD

  • Cung cấp các tư liệu, thông tin về lao động GVGĐ và các thông tin cần thiết khác (nếu có) cho giảng viên;
  • Góp ý hoàn thiện chương trình và tài liệu tập huấn
  • Cử một trợ giảng tham gia hỗ trợ giảng viên trong quá trình tập huấn.

3.2. Trách nhiệm của giảng viên

  • Xây dựng chương trình và tài liệu tập huấn theo yêu cầu.
  • Gửi chương trình và tài liệu tập huấn chậm nhất 10 ngày trước lớp tập huấn.
  • Tiếp thu và chỉnh sửa chương trình và tài liệu tập huấn và gửi lại GFCD một tuần trước lớp tập huấn.
  • Trực tiếp thực hiện tập huấn trong 1 ngày
  • Viết báo cáo tập huấn và gửi GFCD chậm nhất một tuần sau lớp tập huấn
  1. Thời gian thực hiên 1 ngày: Dự kiến tuần cuối tháng 5/2020

- Xây dựng chương trình và tài liệu tập huấn: 0,5 ngày

- Tập huấn: 1 ngày

- Báo cáo kết quả tập huấn: 0.5 ngày

Phí tư vấn được thanh toán khi tư vấn hoàn thành các công việc được giao và trình các sản phẩm theo yêu cầu của TOR.

 

Ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ bằng email hoặc thư tay theo địa chỉ::

Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD)

Tầng 4, Nhà 61, Phố Đặng Thùy Trâm, Cầu Giấy Hà Nội

Email: gfcd08@gmail.com

SĐT: 0246.683.7799

Cán bộ văn phòng Trần Thị Hậu: ĐT: 0334804271

 

Thông tin này có hữu ích đối với bạn không? Có (0) Không (0)

Bình luận (0)

Loading...

Bài viết tương tự

Đối tác của chúng tôi