đăng tuyển nhóm chuyên gia nghiên cứu: đánh giá việc thực hiện một số quy định pháp luật lao động về quản lý lao động giúp việc gia đình

Nhóm chuyên gia nghiên cứu “đánh giá việc thực hiện một số quy định pháp luật lao động về quản lý lao động giúp việc gia đình”

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Nhóm chuyên gia nghiên cứu

Đánh giá việc thực hiện một số quy định pháp luật lao động về quản lý lao động giúp việc gia đình”

*****

  1. Giới thiệu chung

Với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm qua, nhu cầu đối với lao động giúp việc gia đình (LĐGVGĐ) ngày một gia tăng. Số lượng LĐGVGĐ vì vậy cũng tăng lên đáng kể. Công việc giúp việc gia đình góp phần giải quyết việc làm cho nhiều phụ nữ ở nông thôn, nữ sinh viên các trường đại học, cao đẳng và giúp cho nhiều gia đình bớt gánh nặng việc nhà để tập trung cho chuyên môn…điều đó tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội.

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến LĐGVGĐ. Trong Danh mục nghề quốc gia, GVGĐ đã được xếp vào nghề xã hội. Từ năm 1994, Bộ luật Lao động đã điều chỉnh quan hệ lao động đặc thù này, cụ thể ở các Điều 2, 28 và 139, nhưng các Điều, Khoản vẫn còn mờ nhạt và chưa được áp dụng vào thực tế. Bộ luật Lao động sửa đổi, 2012, tại Chương XI Mục 5 quy định 5 điều (từ Điều 179 đến Điều 183) về lao động là người giúp việc gia đình. Để những quy định của Luật được áp dụng vào cuộc sống, năm 2014,Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2014/NĐ-CPqui định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình. Tiếp đó Bộ Lao động - Thương binh – Xã hội đã ban hành Thông tư số 19 (TT số 19/2004/ TT-BLĐTBXH) hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014. Và đến nay, Bộ luật Lao động sửa đổi được Quốc hội thông qua năm 2019 và sẽ có hiệu lực từ 1/1/2021 quy định tại Chương XI, Mục 5 với 5 điều (từ Điều 161 đến Điều165) về lao động là người giúp việc gia đình.

Hiện tại, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội (LĐTBXH) đang được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định hướng dẫn thực hiện quy định của Luật Lao động 2019 về lao động giúp việc gia đình. Đây là cơ hội để đánh giá việc thực hiện một số quy định hiện tại của Luật lao động liên quan đến lao động giúp việc gia đình. Từ những kinh nghiệm vận động chính sách và tham vấn các bên liên quan trong nhiều năm qua nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho LĐGVGĐ và mong muốn Luật có hiệu lực, được thực thi hiệu quả trong cuộc tiễn

Với mong muốn đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật hiện tại về quản lý LĐGVGĐ, GFCD thực hiện Nghiên cứu: “Đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật về quản lý LĐGVGĐ”. Việc thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá kết quả thực thi quy định của pháp luật lao động về quản lý LĐGVGĐ và những kinh nghiệm quốc tế liên quan đến quản lý LĐGVGĐ. Từ đó đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm thực hiện hiệu quả các quy định của Bộ Luật lao động 2019 về lao động giúp việc gia đình, đặc biệt là các khuyến nghị liên quan đến giao kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và lao động giúp việc gia đình.

Mục tiêu nghiên cứu:

  • Đánh giá hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về lao động (Bộ Luật lao động 2012) về quản lý lao động giúp việc gia đình.
  • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và những rào cản cản trở việc ký kết hợp đồng lao động với LĐGVGĐ.
  • Đề xuât một số khuyến nghị với cơ quan chức năng trong việc quản lý LĐGVGĐ; đặc biệt là các khuyến nghị liên quan đến giao kết hợp đồng lao động.

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, GFCD có nhu cầu tuyển dụng nhóm chuyên gia nghiên cứu gồm 2 vị trí chuyên gia nghiên cứu độc lập để thực hiện nghiên cứu trong thời gian dự kiến ừ 15 tháng 5 đến 15 tháng 8 năm 2020). 

  1. Phạm vi công việc và nhiệm vụ của tư vấn

Nhiệm vụ chính của nhóm chuyên gia nghiên cứu bao gồm:

  • Rà soát khung luật pháp quốc tế và kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng, thực thi các quy định pháp lý kiên quan đến LĐGVGĐ và công tác quản lý LĐGVGĐ, đặc biệt là nội dung hợp đồng lao động;
  • Tìm hiểu nhận thức, thái độ, động cơ của LĐGVGĐ và người sử dụng lao động giúp việc gia đình liên quan đến việc ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản;
  • Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định pháp luật về ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản; đặc biệt là các nguyên nhân liên quan đến người LĐGVGĐ và người sử dụng lao động;
  • Phân tích những khó khăn, thách thức trong việc thực thi và giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật lao động về việc ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản;
  • Đề xuất và khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc thực thi các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản và cơ chế giám sát

Nhóm chuyên gia tư vấn được tuyển chọn thực hiện nghiên cứu dưới sự giám sát và hỗ trợ của GFCD. 

 

Kết quả mong đợi

 

STT

Nhiệm vụ cụ thể

Đầu ra mong đợi

Thời gian dự kiến

1

Xây dựng đề cương nghiên cứu

Mục tiêu, kết quả mong đợi, phương pháp và địa bàn nghiên cứu được xây dựng và lựa chọn

15/5/2020

2

Xây dựng kế hoạch nghiên cứu và công cụ nghiên cứu

Bộ công cụ nghiên cứu (Phỏng vấn sâu, bảng hỏi) được biên soạn và hoàn thiện dựa trên ý kiến góp ý của các bên liên quan

15-20/5/ 2020

3

Rà soát các bài học kinh nghiệm quốc tế và phân tích các số liệu thứ cấp

Bài học kinh nghiệm quốc tế về quản lý LĐGVGĐ và những nội dung có thể áp dụng tại Việt Nam

20/5-5/6//2020

4

 

Khảo sát thu thập thông tin tại Hà Nội,

Các cuộc phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi được thực hiện tại Hà Nội

 

Từ 1 –7/10

/2020

 

5

Khảo sát thu thập thông tin tại thành phố HCM

Các cuộc phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi được thực hiện tại Tp Hồ Chí Minh

6

Xử lý, phân tích số liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu

 Dự thảo 1 của Báo cáo được hoàn thành

12/6- 10/7/2020

7

Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu được hoàn thiện (sau khi có ý kiến của các bên)

20/7/2020

8

Xây dựng Bản tóm tắt khuyến nghị chính sách về thực hiện giao kết hợp đồng lao động

- Báo cáo tóm tắt và khuyến nghị chính sách về việc thực hiện giao kết hợp đồng lao động được hoàn thiện;

- Bài trình bày các phát hiện và khuyến nghị của nghiên cứu được xây dựng.

20 – 31/7/2020

  1. Sản phẩm tư vấn

Các sản phẩm nghiệm thu gồm:

  • Đề cương nghiên cứu chi tiết và kế hoạch nghiên cứu
  • Bộ công cụ nghiên cứu (Hướng dẫn PVS, Phiếu hỏi định lượng cho LĐGVGĐ và người sử dụng lao động)
  • Báo cáo nghiên cứu trong đó bao gồm: (1) các bài học kinh nghiệm quốc tế; (2) các phát hiện chính của nghiên cứu và (3) các đề xuất, khuyến nghị.
  • Báo cáo tóm tắt và Bản khuyến nghị chính sách.

Tiêu chí nghiệm thu sản phẩm

  • Hoàn thành các sản phẩm theo nội dung và thời gian ghi trong hợp đồng.

 

  1. Yêu cầu về chuyên môn của tư vấn

Các thành viên nhóm tư vấn được tuyển chọn phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Có bằng từ Thạc sỹ trở lên trong lĩnh vực khoa học xã hội, lao động việc làm hoặc các lĩnh vực liên quan;
  • Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực lao động việc làm, lao động di cư, an sinh xã hội, giới, bình đẳng giới và các lĩnh vực liên quan;
  • Có hiểu biết, kiến thức về bình đẳng giới,
  • an sinh xã hội, lao động di cư, luật pháp, chính sách liên quan đến lao động di cư.
  • Có khả năng trình bày ý tưởng và thực hiện ý tưởng.
  • Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt.
  • Biết lắng nghe ý kiến và chỉnh sửa theo góp ý.
  • Có kinh nghiệm nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan; viết và trình bày báo cáo nghiên cứu.

 

  1. Thông tin nộp hồ sơ

Tư vấn quan tâm xin gửi hồ sơ ứng tuyền gồm:

  1. Hồ sơ kinh nghiệm (CV) của từng tư vấn
  2. Thư bày tỏ quan tâm
  3. Ít nhất 01 nghiên cứu tương tự đã từng làm trước đây.

Thời hạn nhận hồ sơ: Các ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ  trước 17:00 ngày 15  tháng 5 năm 2020

 

Địa chỉ nhận hồ sơ:

Các ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ theo đường bưu điện hoặc email dưới đây: 

Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD)

Tầng 4 – Nhà 61 – Phố Đặng Thùy Trâm, Phường Dịch Vọng Hậu,

Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

 

Email: gfcd08@gmail.com                

Điện thoại: 0246.683.7799

 

 

Thông tin này có hữu ích đối với bạn không? Có (0) Không (0)

Bình luận (0)

Loading...

Bài viết tương tự

Đối tác của chúng tôi